Đối với huyện Bảo Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 100 - 104)

5. Bố cục của luận văn

4.4.3. Đối với huyện Bảo Thắng

- Nghiêm túc thực hiện các quy định của cấp trên về việc quản lý thu NSNN trên địa bàn

- Tích cực triển khai hoạt động thu ngân sách theo kế hoạch được giao, đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý cấp trên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thu NSNN

- Phản ánh kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý thu NSNN với cấp trên để kịp thời điều chỉnh, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.

KẾT LUẬN

Quản lý thu NSNN gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Các khoản thu NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương nói riêng

và quốc gia nói chung. Vì vậy, việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN và quản lý hiệu quả thu NSNN là yêu cầu cấp bách hiện nay. Trong giai đoạn 2017 – 2019, huyện Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nghị quyết của Tỉnh và huyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác thu ngân sách cũng như nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN trên địa bàn và thu được những kết quả tích cực:

Về công tác lập dự toán, công tác quyết toán thu NSNN: đảm bảo đúng quy định về mặt quy trình, nội dung và thời gian thực hiện theo quy định của tỉnh và Nhà nước.

Về công tác chấp hành thu: được thực hiện nghiêm túc và tích cực. Kết quả thu ngân sách nhà nước luôn cao hơn so với dự toán của tỉnh Lào Cai giao và dự toán của Hội đồng nhân dân huyện đề xuất bổ sung và điều chỉnh. Các khoản thu ngân sách được hạch toán kịp thời, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành NSNN của các cơ quan quản lý, tạo tiềm lực tài chính cho địa phương, nhằm phát triển kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Bảo Thắng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Quy trình ngân sách tương đối phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến hiện tượng chồng chéo trong áp dụng; Việc dự lập toán thu ngân sách thường xuyên xảy ra hiện tượng chênh lệch lớn so với quyết toán thu; Cơ cấu nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện chưa thực sự bền vững vì vẫn phụ thuộc lớn vào các khoản thu từ đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra chưa bao quát và lường hết được những phát sinh mới phức tạp trong thực tế.

Để tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Bảo Thắng, cần thực hiện một số giải pháp sau: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định Nhà nước về quản lý thu NSNN; Hoàn thiện các quy trình và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch thu trên cơ sở: tăng cường công tác ủy nhiệm thu, đẩy mạnh phân

cấp ngân sách, nâng cao hiệu quả công tác dự toán, chấp hành và quyết toán thu NSNN. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức, trình độ năng lực cán bộ thu ngân sách và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu cũng như chi NSNN./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Ái (2010), Giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016, Vĩnh Phúc.

3. Chi cục Thống kê huyện Bảo Thắng (2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng, Lào Cai

4. Chi cục Thuế huyện Bảo Thắng (2019), Báo cáo tổng kết công tác thuế 2019, Lào Cai

5. Trần Văn Giao (2012), Quản lý ngân sách nhà nước, Học viện Tài chính, Hà Nội.

6. Lưu Đức Hải (2015), Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, sử dụng ngân sách và bải học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 11, Hà Nội

7. Xuân Hải (2017), Tỉnh Bắc Ninh thu ngân sách đứng thứ 10 cả nước sau 20 năm tái lập, Báo Lao động điện tử, http://laodong.com.vn/thoi-su-xa- hoi/tinh-bac-ninh-thu-ngan-sach-dung-thu-10-ca-nuoc-sau-20-nam-tai- lap-637610.bld, ngày 09/04/2017

8. Nguyễn Thị Hoài (2016), Tích hợp TABMIS: Bước phát triển mới của thanh toán liên kho bạc, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia số 163, Hà Nội 9. Bùi Tiến Hanh (2015), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội.

10. Tô Thiện Hiên (2012), Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

11. Trịnh Thị Thu Nga (2014), Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, Trường Đại học Kinh tế & QTKD, Thái Nguyên

12. Quách Đức Pháp (2016), Thất thu và chống thất thu NSNN ở Việt Nam, Bài viết Hội thảo khoa học chống thất thu NSNN ở Việt Nam - Học viện Tài chính, Hà Nội.

13. Hoàng Phê (2016) Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, Thanh Hóa

14. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bảo Thắng (2017 - 2019), Dự toán thu ngân sách Nhà nước huyện Bảo Thắng

15. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bảo Thắng (2017 - 2019), Báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nước huyện Bảo Thắng

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1996, 2002, 2015), Luật Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Phùng Thanh Sơn (2015), Khái niệm về “Ngân sách nhà nước” trong Luật Ngân sách nhà nước, Cổng thông tin điện tử Bộ - Thanh tra Chính phủ, 18. Nguyễn Minh Tân (2017), Luận văn thạc sĩ “Tăng cường quản lý thu NSNN

tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Kinh tế & QTKD 19. Đỗ Hoàng Toàn (2013), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Tổng cục Thống kê (2017, 2018, 2019), Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội, Hà Nội

21. Hoàng Yến (2016), Công tác thống kê tài chính trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia số 174, Hà Nội

22. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Những hạn chế trong quản lý NSNN ở Việt Nam, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)