5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Quản lý lập dự toán chi BHXH
Căn cứ vào quy định của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh Lai Châu dựa trên cơ sở văn bản hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi năm kế hoạch của BHXH tỉnh, để tổng hợp kế hoạch chi của các đơn vị sử dụng lao động và dự kiến điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn, lập dự toán thu - chi năm kế hoạch của đơn vị theo mẫu biểu tại phụ lục quyết định Số: 3588/QĐ-BHXH.
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chênh lệch dự toán chi BHXH Tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 – 2018
Năm STT Nguồn chi Dự toán
(tr.đ) Thực hiện (tr.đ) Chênh lệch (tr.đ) Tỷ lệ chênh lệch (%)
2016 1 NSNN 261,985 270,121 8,140 3,10 2 Quỹ BHXH 305,647 329,645 23,998 7,85 Cộng 567,632 599,766 32,134 5,66 2017 1 NSNN 301,690 312,015 10,325 3,42 2 Quỹ BHXH 464,186 480,876 16,690 3,59 Cộng 765,876 792,891 27,016 3,52 2018 1 NSNN 370,624 379,008 8,384 2,26 2 Quỹ BHXH 604,534 652,556 48,022 7,94 Cộng 975,158 1.031,564 56,406 5,78
(Nguồn dữ liệu: BHXH tỉnh Lai Châu)
Qua bảng số liệu có thể thấy công tác lập dự toán cho BHXH tỉnh Lai Châu luôn có sự chênh lệch giữa dự toán và thực hiện của các năm từ 2016-2018. Năm 2016, nguồn dự toán chi NSNN là 261,985 trđ, thực hiện 270,121 trđ, chênh lệch 8,140 trđ tương đương tỷ lệ 3,10%, quỹ BHXH chênh lệch 23,998trđ tương đương tỷ lệ chênh lệch 5,66%. Năm 2017, tổng cộng nguồn chi dự toán BHXH là 765,876 trđ, thực hiện 792,891 trđ, chênh lệch 27,016 trđ tương đương tỷ lệ chênh lệch là 3,52%, trong đó, tỷ lệ chênh lệch của quỹ BHXH là 3,59% tương đương 16,690 trđ, tỷ lệ chênh lệch của NSNN là 3,42 tương đương 10,325 trđ. Năm 2018, mức chênh lệch khá tương đồng với năm 2016, 2017, chênh lệch quỹ BHXH là 48,022 trđ tương đương 7,94%, NSNN là 8,384 trđ tương đương 2,26%. Như vậy có thể thấy rằng, công tác lập dự toán chi các chế độ BHXH tỉnh Lai Châu luôn có sự chênh lệch với thực tế phát sinh chi trả cả từ nguồn Ngân sách nhà nước và từ quỹ BHXH. Ý nghĩa của việc lập dự toán chi BHXH là đảm bảo dự trù được một số tiền nhất định nhằm phân bổ để đảm bảo cân đối giữa các hoạt động của Nhà nước để đạt được mục đích luôn đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho công tác chi trả các chế độ BHXH kịp thời, giải quyết vấn đề về đảm bảo an sinh xã hội cho tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung. Mức chênh lệch qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu dao động từ 3,10% - 7,94% là chưa thật cao nhưng cũng không quá nhỏ, chính vì vậy, cần đặt ra đòi hỏi cho công tác lập dự toán cần tính toán được chính xác hơn nữa phạm vi điều chỉnh và lường trước các vấn đề xảy ra để đảm bảo tỷ lệ sai lệch giữa dự toán và thực tế càng nhỏ càng hiệu quả.