Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh lai châu (Trang 92 - 95)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế còn tồn tại

Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu và những kết quả tích cực trong công tác quản lý chi BHXH tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhỏ xảy ra như sau:

Chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc của ngành hàng ngày càng nhiều về số lượng công chức, viên chức, lao động còn thiếu, nhiều nội dung chuyên môn tại các phòng ban chưa đảm bảo sự phù hợp, các bộ nghiệp vụ phải làm ngoài giờ. Trình độ năng lực, chất lượng viên chức, lao động hợp đồng trong ngành không đồng đều.

Nhận thức về chính sách BHXH ở một số đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên chưa tham gia kịp thời, đầy đủ BHXH cho người lao động. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH

còn chiếm tỷ lệ thấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài.

Một số bộ phận người lao động chưa quan tâm đến quyền lợi chính đáng của mình về BHXH, số khác là lao động thời vụ nên chưa có điều kiện tham gia, ý thức trách nhiệm chưa cao của một số chủ sử dụng lao động đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước do kinh doanh không hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài.

Nhiều cán bộ Bưu điện thực hiện chi trả BHXH tại các điểm chi trả không nắm bắt rộng về một số nội dung thay đổi trong chính sách về BHXH nên việc giải đáp những thắc mắc, phản hồi cho các đối tượng chưa thật sự chính xác và thuyết phục dẫn đến việc hiểu sai, hiểu nhầm về các chế độ BHXH và chế độ mà các đối tượng được hưởng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nhân dân đến trực tiếp tại cơ quan BHXH tỉnh để được giải đáp các thắc mắc, khiếu nại về chế độ BHXH.

Thủ tục theo quy định của ngành còn nhiều yêu cầu không cần thiết gây phiền hà cho đối tượng. Thông tin chi trả cho đối tượng hưởng chưa kịp thời.

Hiện nay tại BHXH tỉnh Lai Châu không có cán bộ chuyên phụ trách lưu trữ tài liệu, mà chỉ có một chuyên viên làm tiếp nhận hồ sơ kiêm nhiệm luôn công tác lưu trữ dẫn đến không đủ thời gian và chuyên môn nghiệp vụ để làm công tác lưu trữ theo quy định, dẫn đến việc tìm kiềm hồ sơ mất thời gian, sắp xếp không khoa học. Chứng từ của ai người đó lưu trữ và tự tìm dẫn đến có những người đang phụ trách nhưng chuyển công tác việc bàn giao chỉ tiến hành bàn giao những hồ sơ hiện tại dẫn đến khi cần những hồ sơ đã giải quyết trước đó đã lưu trữ rất phức tạp nguyên nhân cũng do việc lưu trữ không theo tiêu chuẩn quy định.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Kinh tế tỉnh Lai Châu còn thấp so với vùng và cả nước, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu về nông nghiệp

- Cán bộ chi trả thường có mối quan hệ với các đối tượng hưởng chế độ BHXH do cùng xã, thôn thậm chí là người có mối quan hệ họ hàng nên đôi khi lỏng lẻo trong công tác quản lý chi trả đối với các trường hợp nhận thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền, chữ ký của người nhận trên giấy lĩnh tiền là chữ ký của người nhận thay/nhận hộ nhưng không được ủy quyền…

- Các đối tượng hưởng chế độ tiền lương hưu, BHXH hàng tháng đa số là những người già nên khả năng cập nhật các thông tin và quy chế pháp luật còn chậm, hiểu biết về quy định về các chế độ BHXH còn hạn chế nên đôi khi họ không hiểu để chấp hành các quy định về giấy ủy quyền khi lĩnh thay/lĩnh hộ và quy định về việc báo tăng/báo giảm chế độ cũng như nơi đăng ký gây nên khó khăn cho công

tác quản lý đối tượng và quản lý chi BHXH. Các đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần như dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh hoặc ốm đau đã đi làm nhưng vẫn làm chế độ hưởng nhằm trục lợi từ bảo hiểm do nhận thức về ý nghĩa và tác dụng của BHXH còn hạn chế… Đối tượng tham gia BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp chủ yếu là lao động nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên số hồ sơ duyệt hưởng chế độ thai sản, DSPHSK nhiều. NLĐ thay đổi liên tục nơi làm việc, một số cán bộ phụ trách công tác BHXH tại doanh nghiệp chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc hoặc doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm nên chậm trễ trong việc chốt sổ, thay đổi thông tin người lao động cũng như giải quyết hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động.

Khối lượng công việc và số lượng các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhưng số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý chi BHXH tỉnh vẫn duy trì gần như không thay đổi từ 2016 - 2018. Điều này làm gia tăng khối lượng công việc và áp lực cho cán bộ chuyên trách, ảnh hưởng phần nào đó đến chất lượng quản lý đối tượng và chế độ hưởng của người tham gia BHXH cũng như ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh. Thiếu nhân lực thực hiện công tác quản lý chi đặc biệt là công tác giải quyết chế độ và nhân lực làm công tác lưu trữ

Từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã được đề cập ở trên, BHXH tỉnh Lai Châu sẽ căn cứ vào đó để thực hiện một số biện pháp cần thiết để hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh, đảm bảo các mục tiêu hoạt động đề ra.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh lai châu (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)