Xây dựng được quy chế phân phối thu nhập hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) ở tổng công ty dịch vụ viễn thông nghiên cứu trường hợp điển hình tại trung tâm kinh doanh VNPT bắc kạn (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.5. Xây dựng được quy chế phân phối thu nhập hiệu quả

Một hệ thống đãi ngộ (lương, thưởng) dựa trên thành tích là yếu tố quan trọng để triển khai thành công BSC trong công ty. Các công ty áp dụng thành công BSC đều gắn kết quy trình quản trị thành tích với BSC. Trong quá trình thiết lập mục tiêu, các mục tiêu của các tổ đội và cá nhân, đặc biệt là của đội ngũ quản lý, phải bao gồm hoặc gắn kết với các mục tiêu trong BSC. Cơ chế lương, thưởng được điều chỉnh theo hướng việc tăng lương, phân bổ tiền thưởng dựa trên mức độ hoàn thành các mục tiêu cá nhân và tổ đội. Tỷ lệ thu nhập biến đổi (tiền lương và tiền thưởng) phụ thuộc vào tính chất công việc và trách nhiệm của họ đổi với các mục tiêu chiến lược. Tỷ lệ tối thiểu có thể mang tính khuyến khích là 20%. Đối với quản lý hoặc bộ phận chịu trách nhiệm chính với các mục tiêu chiến lược, tỷ lệ biến đổi sẽ lớn hơn. Một hệ thống đãi ngộ dựa trên thành tích là công cụ vô cùng quan trọng để hướng sự nỗ lực của các tổ đội và nhân viên vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC (Balance Scorecard) phù hợp với TTKD VNPT Bắc Kạn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng ứng dụng Thẻ điểm cân bằng trong thực thi chiến lược và đánh giá kết quả hoạt động của TTKD VNPT Bắc Kạn như thế nào?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến các vấn đề về vận dụng Thẻ điểm cân bằng trong thực thi chiến lược và đánh giá kết quả hoạt động tại TTKD VNPT Bắc Kạn?

- Giải pháp nào để hoàn thiện việc ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC tại TTKD VNPT Bắc Kạn?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thông tin có sẵn và đã qua tổng hợp. Các thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

Nguồn từ nội bộ:

- Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ của TTKD VNPT Bắc Kạn; các quy chế, quy định và quy trình nội bộ của TTKD VNPT Bắc Kạn; các hướng dẫn đánh giá BSC, các tài liệu tập huấn triển khai, đánh giá BSC/KPIs đến đơn vị cơ sở của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, TTKD VNPT Bắc Kạn.

Nguồn từ bên ngoài:

- Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ tất cả những tài liệu liên quan đến lý thuyết về BSC. Hệ thống cơ sở lý luận là những kiến thức nền tảng để

chuyên khảo và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các sách báo có liên quan được xuất bản, lưu hành trong các thư viện và đăng tải trên các website chính thức... Sau đó, tác giả phân tích, chọn lọc và đưa ra lập luận riêng phù hợp với đề tài này.

2.2.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát online thông qua hệ thống Test online tại đơn vị (từng cá nhân đăng nhập bằng email VNPT vào hệ thống khảo sát online) thông qua Phiếu khảo sátnhằm đánh giá thực trạng các yếu tố đang nghiên cứu. Trong đó:

- Lý do chọn địa điểm: Cá nhân xây dựng đề tài đã tiến hành khảo sát việc triển khai thẻ điểm cân bằng BSC tại đơn vị đang công tác (TTKD VNPT Bắc Kạn) để có những con số định lượng với mục tiêu, đồng thời nắm rõ hơn thực trạng triển khai thẻ điểm cân bằng BSC tại đơn vị; từ đó có những căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC trong việc quản trị chiến lược của TTKD VNPT Bắc Kạn.

- Quy mô chọn mẫu: Tổng thể của mẫu khảo sát là 100% CBCNV đang làm việc tại TTKD VNPT Bắc Kạn, bao gồm cả cấp quản trị (65 người).

- Đối tượng chọn mẫu: CBCNV đang làm việc tại TTKD VNPT Bắc Kạn bao gồm cán bộ nhân viên tham gia công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên không tham gia công tác lãnh đạo.

- Phương pháp thu thập thông tin: Áp dụng kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, ước lượng, dự báo, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát cho các đối tượng liên quan trong việc ứng dụng BSC.

- Phiếu điều tra: Để đánh giá được thực trạng triển khai hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC tại TTKD VNPT Bắc Kạn, nội dung phiếu điều tra, khảo sát được lập là những vấn đề liên quan như:

+ Thông tin cá nhân của người được khảo sát: các CBCNV tham gia đánh gía nhập thông tin cá nhân như: Họ và tên, vị trí công tác, tuổi, giới tính, thâm niên công tác…

+ Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên lý thuyết về BSC, về thực trạng đang triển khai tại công ty thông qua 4 viễn cảnh của BSC bao gồm: Viễn cảnh tài chính, Viễn cảnh khách hàng, Viễn cảnh quy trình nội bộ, Viễn cảnh học hỏi và phát triển. Trong đó, mỗi câu hỏi được thể hiện theo 5 mức độ của thang đo Likert.

+ Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Hoàn toàn không đồng ý 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý

3 2,61 đến 3,4 Bình thường

4 3,41 đến 4,2 Đồng ý

5 4,21 đến 5,0 Hoàn toàn đồng ý

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin và tổng hợp thông tin. Cụ thể:

- Đề tài sử dụng các phương pháp sắp xếp, phương pháp phân tổ thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ của thông tin để tổng hợp thông tin. Đối với dữ liệu định tính: Tác giả tiến hành sắp xếp phân loại thông tin. Đối với dữ liệu định lượng tác giả tiến hành phân tổ thống kê theo các tiêu thức.

- Công cụ tổng hợp: Số liệu định lượng được xử lý, tổng hợp bằng phần mềm Excel.

- Phương pháp trình bày kết quả tổng hợp: Các kết quả tổng hợp được trình bày thông qua bảng số liệu tổng hợp, thống kê để đánh giá tổng quát theo các tiêu chí khác nhau phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận văn có kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để phân tích.

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu việc ứng dụng và triển khai BSC tại TTKD VNPT Bắc Kạn thông qua 4 viễn cảnh cảnh BSC và chỉ số KPI, những đánh giá của các cấp lãnh đạo và CBCNV về công tác triển khai BSC tại TTKD VNPT Bắc Kạn để đưa ra đánh giá, phân tích, đo lường, từ đó thiết lập bản đồ chiến lược và lựa chọn các chỉ số đo lường cốt lõi phù hợp.

2.2.3.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu là điều tra theo bảng câu hỏi được xác lập theo các bước nghiên cứu định tính. Kết quả phân tích các dữ liệu từ bảng câu hỏi nhằm đánh giá thang đo, kiểm định mô hình biểu diễn các nhóm yếu tố thuộc 4 viễn cảnh của BSC bao gồm: Viễn cảnh tài chính, Viễn cảnh khách hàng, Viễn cảnh quy trình nội bộ, Viễn cảnh học hỏi và phát triển. Trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng gồm:

- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, cùng với việc tính toán các giá trị trung bình, tỷ lệ... sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất việc ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC tại TTKD VNPT Bắc Kạn.

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác

ở đây là phương pháp phân tích dãy số thời gian sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm để so với giai đoạn, năm trước đó để xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp hơn trong việc ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC tại TTKD VNPT Bắc Kạn.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

a) Doanh thu

Doanh thu = Giá * sản lượng (số lượng sản phẩm dịch vụ)

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

b) Chi phí

Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng.

c) Chênh lệch thu - chi

Chênh lệch thu chi là phần dư giữa tổng thu và tổng chi sau khi đã trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định, kể cả nộp thuế.

d) Thu nhập bình quân

Là tổng thu nhập cá nhân chia tổng số lao động của doanh nghiệp. Thường tính thu nhập trên đầu người dùng đơn vị tiền tệ hàng năm

e) Thị phần di động

Là tổng số thuê bao di động của doanh nghiệp chia tổng dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá theo thẻ điểm cân bằng BSC và chỉ số đo lường hiệu suất KPI

- Sử dụng thang điểm 5 làm thang điểm đánh giá BSC các đơn vị, cá nhân thuộc Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bắc Kạn.

- Việc đánh giá, xếp loại đơn vị theo kỳ đánh giá theo các tiêu chí sau:

TT Xếp loại Tiêu chí xếp loại

1 Đặc biệt 4,5 ≤ Điểm BSC ≤ 5,0 2 1 4,0 ≤ Điểm BSC < 4,5 3 2 3,5 ≤ Điểm BSC < 4,0 4 3 3,0 ≤ Điểm BSC < 3,5 5 4 2,5 ≤ Điểm BSC < 3,0 6 5 2,0 ≤ Điểm BSC < 2,5 7 6 Điểm BSC < 2,0

(Nguồn: Quy định triển khai công tác BSC/KPI tại TTKD VNPT Bắc Kạn) Trong đó: Điểm BSC là kết quả hoàn thành BSC của đơn vị, cá nhân.

- Kết quả đánh giá, xếp loại BSC của đơn vị, cá nhân là căn cứ để Công ty thực hiện quyết toán lương BSC cho tập thể, cá nhân hàng tháng/quý/năm; đồng thời sử dụng kết quả đánh giá BSC là tiêu chí đánh giá đối với Trưởng đơn vị (Thực hiện theo quy định về đánh giá Người đứng đầu đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ của TTKD VNPT Bắc Kạn).

Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ tập trung phân tích tình hình đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo 4 phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển.

2.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá theo viễn cảnh tài chính

(1) F11- Tăng trưởng tổng doanh thu khách hàng

a. Công thức tính/ cách đo lường:

Tổng doanh thu

khách hàng = Tổng doanh thu dịch vụ VT-CNTT của đơn vị Trong đó: Tổng doanh thu VT-CNTT của PBH VNPT huyện, thành phố (đơn vị) là doanh thu tất cả các dịch vụ tại đơn vị bao gồm: dịch vụ di động (không bao gồm doanh thu hoà mạng), dịch vụ BRCĐ (FiberVNN +

MegaVNN), dịch vụ MyTV, dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ truyền số liệu nội hạt, dịch vụ số (dịch vụ CNTT không bao gồm hạ tầng CNTT và thiết bị giải pháp) và dịch vụ cho thuê hạ tầng.

b. Cách đánh giá: Tỷ lệ thực hiện =100% x Kết quả thực hiện Chỉ tiêu giao Tỷ lệ thực hiện (TLTH) Mức độ hoàn thành (MĐHT) TLTH < 100% MĐHT = TLTH*3 100% ≤ TLTH < 105% MĐHT = 3 + 40*(TLHT-100%) 105% ≤ TLTH MĐHT = 5

(2) F21- Doanh thu khối Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp

a. Công thức tính/ cách đo lường:

Tổng doanh thu

khối KHTC-DN =

Tổng doanh thu phát sinh trực tiếp từ khối khách hàng Tổ chức - Doanh nghiệp (không gồm doanh thu cho MobiFone thuê hạ tầng) của đơn vị trong kỳ đánh giá.

b. Nguồn số liệu để thẩm định kết quả thực hiện:

- Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng/quý.

c. Cách đánh giá: Tỷ lệ thực hiện =100% x Kết quả thực hiện Chỉ tiêu giao Tỷ lệ thực hiện (TLTH) Mức độ hoàn thành (MĐHT) TLTH < 100% MĐHT = TLTH*3 100% ≤ TLTH < 105% MĐHT = 3 + 40*(TLHT-100%) 105% ≤ TLTH MĐHT = 5

(3) F31- Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT)

Doanh thu dịch vụ CNTT

= Doanh thu phát sinh trực tiếp từ dịch vụ CNTT (doanh thu dịch vụ số doanh nghiệp) của đơn vị trong kỳ đánh giá.

b. Nguồn số liệu để thẩm định kết quả thực hiện:

- Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng/quý.

c. Cách đánh giá: Tỷ lệ thực hiện =100% x Kết quả thực hiện Chỉ tiêu giao Tỷ lệ thực hiện (TLTH) Mức độ hoàn thành (MĐHT) TLTH < 100% MĐHT = TLTH*3 100% ≤ TLTH < 105% MĐHT = 3 + 40*(TLHT-100%) 105% ≤ TLTH MĐHT = 5

(4) F41- Năng suất lao động bình quân

a. Công thức tính/ cách đo lường:

NSLĐ theo doanh thu = Doanh thu VT-CNTT tại kỳ báo cáo

Lao động bình quân kỳ báo cáo

- Doanh thu VTCNTT: Là tổng doanh thu phát sinh của đơn vị, bao gồm doanh thu VT-CNTT, doanh thu kinh doanh thương mại, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác, được tính lũy kế từ đầu năm đến hết kỳ đánh giá.

- Lao động bình quân quý n = (Lao động tháng thứ nhất + Lao động tháng thứ hai + Lao động tháng thứ 3)/3.

- Lao động thẩm định tính NSLĐ là lao động đã ký hợp đồng dài hạn, không bao gồm lao động trong thời hạn thử việc tại các đơn vị.

- Theo báo cáo kết quả doanh sản xuất kinh doanh về doanh thu các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT thu từ khách hàng và lao động bình quân kế hoạch của đơn vị hàng quý/năm.

c. Cách đánh giá: Tỷ lệ thực hiện (TLTH) Mức độ hoàn thành (MĐHT) TLTH < 90% MĐHT = 1 90% ≤ TLTH < 95% MĐHT = 1 + 40*(TLHT-90%) 95% ≤ TLTH < 105% MĐHT = 3 + 20*(TLHT-95%) 105% ≤ TLTH MĐHT = 5

2.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá theo viễn cảnh khách hàng

Đánh giá theo viễn cảnh khách hàng được đánh giá trên 3 nội dung: - (C1) Duy trì khách hàng hiện hữu: KPIs được phân rã là C11: Giảm tỷ lệ khách hàng ngưng, hủy dịch vụ FiberVNN và MyTV; C12: Giảm tỷ lệ khách hàng ngưng, hủy dịch vụ di động trả sau; C13: Duy trì thuê bao di động có ARPU ≥100K trên địa bàn; C14: Duy trì gói cước Gia đình, Văn phòng data phát sinh cước.

- (C2) Phát triển khách hàng mới: KPIs được phân rã là C21: Phát triển mới dịch vụ di động Vinaphone trả trước/trả sau hiệu quả (tiêu dùng Tài khoản chính ≥ 20.000đ); C22: Vận động khách hàng di động doanh nghiệp khác chuyển sang sử dụng mạng Vinaphone (MNP) - Thuê bao PI thành công; C23: Phát triển mới dịch vụ FiberVNN và MyTV; C24: Phát triển mới gói tích hợp (Gia đình Data, VP Data, HomeCombo); C25: Phát triển mới dịch vụ CNTT; C26: Thuê bao PSC Data, GTGT thực tăng.

- (C3) Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: KPIs được phân rã C31: Độ hài lòng của khách hàng cá nhân; C32: Độ hài lòng của khách hàng tổ chức doanh nghiệp;

Các chỉ tiêu cụ thể:

(1) C1 - Duy trì khách hàng hiện hữu: Giảm tỷ lệ khách hàng ngưng, hủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) ở tổng công ty dịch vụ viễn thông nghiên cứu trường hợp điển hình tại trung tâm kinh doanh VNPT bắc kạn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)