Xác lập các mục tiêu, chỉ số đánh giá then chốt KPI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) ở tổng công ty dịch vụ viễn thông nghiên cứu trường hợp điển hình tại trung tâm kinh doanh VNPT bắc kạn (Trang 106 - 111)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm

4.2.4. Xác lập các mục tiêu, chỉ số đánh giá then chốt KPI

Ở bước này, căn cứ mục tiêu chiến lược cũng như xác định các KPI đã được xây dựng ở ba bước trên, công ty sẽ tiến hành thực hiện:

-Xác lập những mục tiêu cụ thể cho các KPI trong từng viễn cảnh. -Xác lập chỉ số đánh giá: Xác định trọng số cho từng viễn cảnh, KPO, KPI và thang bảng điểm đánh giá thành tích đạt/chưa đạt của thẻ điểm cân bằng BSC.

a. Xác lập những mục tiêu cụ thể và chỉ số đánh giá then chốt KPI

Công ty tiến hành xác lập những mục tiêu cụ thể và trọng số đánh giá cho các KPI trong từng viễn cảnh; các KPO, KPI được xác định căn cứ vào mục tiêu chiến lược, ý chí Lãnh đạo, tầm quan trọng của các mục tiêu, mức độ ưu tiên. Từ mục tiêu này, công ty sẽ tiến hành phân rã, xác lập các mốc cần đạt được của mỗi năm. Các trọng số này có thể sẽ được điều chỉnh trong quá trình điều hành, phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo theo mục tiêu chiến lược của công ty. Chi tiết tại phụ lục 02.

b. Xác lập trọng số đánh giá

Bảng 4.3. Trọng số đánh giá 4 viễn cảnh BSC

Stt Viễn cảnh thẻ điểm cân bằng Tỷ trọng

1 Viễn cảnh tài chính 45%

2 Viễn cảnh khách hàng 30%

3 Viễn cảnh quy trình nội bộ 20%

4 Viễn cảnh học hỏi và phát triển 5%

Trọng số trên mang tính chiến lược, tổng quát của công ty, trong quá trình triển khai, phân tầng thì trọng số giữa các viễn cảnh, KPO, KPI sẽ được thay đổi, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Phòng chức năng, đơn vị và vị trí

c. Xác định khung điểm đánh giá kết quả

Khung đánh giá này dùng để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu của công ty, đồng thời đánh giá chất lượng của từng bộ phận, cá nhân; từ người đứng đầu đến từng nhân viên, từ đó trả lương, thưởng theo kết quả đạt được.

 Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu tăng

Bảng 4.4. Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu tăng

 Thang điểm đánh giá đối với chỉ tiêu giảm:

 Bảng điểm đánh giá, xếp loại đơn vị theo kết quả BSC

Công ty sử dụng thang điểm 5 làm thang điểm đánh giá BSC các đơn vị và người lao động. Xếp loại hoàn thành BSC theo 6 mức: Đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 và loại 6. Việc đánh giá, xếp loại đơn vị theo kỳ đánh giá theo các tiêu chí sau:

Bảng 4.6. Bảng điểm đánh giá, xếp loại đơn vị theo kết quả BSC

STT Xếp loại Tiêu chí xếp loại

1 Đặc biệt 4,5 ≤ Điểm BSC ≤ 5,0 2 1 4,0 ≤ Điểm BSC < 4,5 3 2 3,5 ≤ Điểm BSC < 4,0 4 3 3,0 ≤ Điểm BSC < 3,5 5 4 2,5 ≤ Điểm BSC < 3,0 6 5 2,0 ≤ Điểm BSC < 2,5 7 6 Điểm BSC < 2,0

Kết quả đánh giá, xếp loại BSC sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh của TTKD VNPT Bắc Kạn, các đơn vị trực thuộc và người lao động (khi TTKD VNPT Bắc Kạn thực hiện phân tầng BSC cho các đơn vị trực thuộc, cá nhân); đồng thời là thước đo để điều chỉnh các giải pháp, chính sách và công đoạn chưa hiệu quả. Ngoài ra, kết quả BSC cũng là căn cứ để công ty phân phối quỹ tiền lương khen thưởng hàng quý và thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động dựa trên kết quả hoàn thành công việc.

4.2.5. Xác định các hành động ưu tiên

Với mục tiêu chiến lược, giá trị cốt lõi mà TTKD VNPT Bắc Kạn theo đuổi: “Luôn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin trên địa bàn” thì ưu tiên hàng đầu chính là tăng sức mạnh nội lực của công ty. Việc xây dựng được nội lực công ty vững

cấp Tổng Công ty/Tập đoàn… thì Công ty vẫn luôn phát huy được điểm mạnh, tiếp tục dẫn dắt để trở thành đơn vị số một về cung cấp dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 4.7. Xác định các hành động ưu tiên Mức độ Mức độ

ưu tiên Nội dung Hành động

Mức ưu tiên 1 Tăng nội lực của công ty

- Quy hoạch cán bộ công ty theo hướng trẻ hoá, có trình độ chuyên môn cao, kết hợp với việc chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo trước khi bổ nhiệm.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ theo chiến lược công ty; đào tạo nhân lực theo hướng chuẩn hoá đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nội dung này sẽ áp dụng các chính sách đào tạo bắt buộc hàng năm. - Đào tạo cán bộ IT nâng cao năng lực ứng

dụng CNTT vào quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các sáng kiến có tính chất chiến lược.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp (AM, PS) cho khối khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp.

- Cải tiến quy trình giao và đánh giá BSC tập trung từ Công ty tới trực tiếp cá nhân người lao động theo từng vị trí, chức danh công việc nhằm giảm bớt khâu trung gian, tiết kiệm thời gian và quản trị toàn diện mục tiêu Công ty.

Mức độ

ưu tiên Nội dung Hành động

Mức ưu tiên 2 Hướng tới khách hàng

- Xây dựng kế hoạch Marketing tổng hợp, trong đó yêu cầu gắn kết với nguồn ngân sách bị hạn chế hàng năm.

- Các kế hoạch Marketing tổng hợp bao gồm các kế hoạch phát triển các dịch vụ (băng rộng, MyTV, di động, CNTT), chăm sóc khách hàng, quảng cáo truyền thông.

Mục tiêu 3 Hướng tới tài chính

- Gắn kết kế hoạch Marketing tổng hợp trên với kế hoạch tài chính, kế hoạch thu nợ.

4.2.6. Phân tầng BSC xuống các cấp bên dưới

Sau khi có được bản BSC của công ty, công ty cần tiếp tục phân rã BSC xuống các cấp thấp hơn (đơn vị, bộ phận), chi tiết đến từng người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý năm thông qua bản giao BSC (Mẫu giao BSC/KPI cho đơn vị, bộ phận: Phụ lục 03). Nhưng trước khi thực hiện việc phân cấp công ty cần song song thực hiện các công việc sau đây:

- Tiến hành xây dựng bản mô tả công việc theo từng chức danh như Lãnh đạo cấp cao, Lãnh đạo các Phòng chức năng, Đơn vị trực thuộc. Đặc biệt đối với khối gián tiếp tại các Phòng chức năng, Đài hỗ trợ khách hàng cần mô tả công việc cụ thể đối với từng vị trí chuyên viên đảm nhận. (căn cứ Quyết định số 497/QĐ- VNPT VNP-NS ngày 22/5/2019 của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông về việc ban hành hệ thống chức danh tại 61 TTKD VNPT tỉnh/thành phố).

- Xây dựng khung BSC/KPI theo từng vị trí chức danh công việc và thực hiện giao trực tiếp đến người lao động để đánh giá kết qủa thực hiện công việc của từng cá nhân theo đúng chức danh công việc và phù hợp với năng lực, sở

trường nhằm phát huy tối đa hiệu suất của mỗi cá nhân (Mẫu giao BSC/KPI cho cá nhân: Phụ lục 04).

- Phân kỳ đánh giá mức độ hoàn thành công việc cá nhân theo từng tháng để đảm bảo thực hiện chiến lược chung của TTKD VNPT Bắc Kạn và công tác đánh giá nhân viên tại các đơn vị.Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cá nhân hàng tháng nhằm đạt được các mục đích sau:

+ Kết quả đánh giá tháng được sử dụng để tính lương cho người lao động, đồng thời cũng được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV và làm căn cứ để sử dụng, sắp xếp, luân chuyển lao động, khen thưởng, bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng suất lao động.

+ Định hướng cho các cấp quản lý, CBCNV những hành vi và kết quả cần thiết để đạt mục tiêu doanh nghiệp; gắn lợi ích của cá nhân với kết quả của tập thể, bảo đảm hiệu quả kinh doanh đồng thời duy trì những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Căn cứ mục tiêu chiến lược của công ty, các KPO, các KPI đã được xây dựng trên, công ty sẽ kết nối các KPI này đến công việc hàng ngày của người lao động thông qua bản mô tả công việc và khung BSC cá nhân để từ đó người lao động cảm nhận và hiểu rõ hơn về BSC, về những công việc hàng ngày của họ sẽ đem đến những thành quả, góp phần tạo nên sự thành công cho mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế ứng dụng hệ thống quản lý theo phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) ở tổng công ty dịch vụ viễn thông nghiên cứu trường hợp điển hình tại trung tâm kinh doanh VNPT bắc kạn (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)