Khái niệm quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường gia sàng, thành phố thái nguyên (Trang 25 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Khái niệm quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ Thu ngân sách Nhà nước lên các khoản thu ngân sách nhà nước bằng các hoạch định, kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch thu và phối hợp kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Thu ngân sách Nhà nước cấp xã.

Như vậy, quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hoạch định kế hoạch thu, thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra giám sát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu; để thực hiện có kết quả công việc quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã điều quan trọng là phải biết bố trí nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sao cho phù hợp.

Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là quá trình cấp xã tổng hợp các công cụ, biện pháp dựa trên quyền lực chính trị của xã, phường, thị trấn để tập trung các nguồn lực trong nền kinh tế - xã hội cho xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách theo đúng mục tiêu mà nhà nước đã đề ra.

1.3.2. Đặc điểm của quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã có các đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã được xác lập trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Phải được thể hiện rõ nét từ khâu lập kế hoạch thu, đến khâu tổ chức thực hiện kế hoạch thu và quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện kế hoạch thu. Nếu thoát ly cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước sẽ mất phương hướng, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.

Thứ hai, quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu công việc, giữa các cơ quan, bộ phận liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã; Trách nhiệm quản lý Thu ngân sách Nhà nước không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý thu mà là trách nhiệm chung của cả bộ máy nhà nước. Tùy theo vị trí của từng

cơ quan nhà nước mà phạm vi, mức độ trách nhiệm của mỗi cơ quan có khác nhau trong quản lý thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã thiếu sự phối hợp chặt chẽ thì việc quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí khó hoàn thành nhiệm vụ thu do nhà nước đề ra. Chính vì vậy, trong quản lý Thu ngân sách Nhà nước, phải coi việc phối kết hợp là một đặc điểm quan trọng, là một yêu cầu có tính nguyên tắc không thể bỏ qua.

Thứ ba, quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã luôn bám sát với quá trình vận động của nền kinh tế nói chung; sự vận động của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch thu, đến việc tổ chức triển khai các biện pháp thực hiện kế hoạch thu. Nếu không bám sát với quá trình vận động của nền kinh tế thì tổ chức công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã từ khâu lập kế hoạch thu, cho đến khâu tổ chức triển khai các biện pháp, quy trình thu và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch thu sẽ mất phương hướng và không sát với thực tiễn, mang tính chủ quan, phiêu lưu.

Thứ tư, quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là sự quản lý mang tính chất tổng hợp, là sự kết hợp giữa quản lý mang tính chất nghiệp vụ thu và quản lý các hoạt động kinh tế của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; Quản lý là sự cộng tác của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, bằng hệ thống các phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho mục đích của con người. Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật và các phương pháp tác động đến hoạt động Thu ngân sách Nhà nước cấp xã; nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà chính quyền nhà nước cấp xã phải đảm nhận.

1.3.3. Vai trò của quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

* Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện như sau:

- Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là công cụ quản lý của nhà nước để kiểm soát, điều tiết các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý.

- Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của Ngân sách Nhà nước cấp xã. Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước. Nhà nước muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính mà nhà nước có được đại bộ phận do quản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại.

- Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước, của địa phương để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý nền kinh tế.

- Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với hình thức thu và mức thu thích hợp kèm với chế độ miễn giảm công bằng, thu ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó là công

cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.

- Công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã có vai trò tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức thường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

1.3.4. Nguyên tắc quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

1.3.4.1.Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu cho ngân sách cấp xã, phường, thị trấn

+ Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của xã; đồng thời phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của chính quyền cấp xã.

+ Phù hợp với việc phân cấp nguồn thu, giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; phân cấp nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là huyện).

+ Đối với các khoản thu phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, trường hợp có phân cấp cho xã thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội quyết định. Riêng đối với các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 Luật Ngân sách Nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

+ Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.

+ Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

+ Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương và số bổ sung cân đối ngân sách (nếu có), trong đó có ngân sách xã.

1.3.4.2. Nguyên tắc quản lý Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn

+ Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.

+ Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

+ Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục Luật Ngân sách Nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.

+ Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

1.3.5. Nội dung của quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

* Ban hành các văn bản pháp luật về thu ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn. Ở Việt Nam, văn bản pháp lý cao nhất về thuế là các Luật

thuế. Luật thuế do Quốc hội ban hành và các cơ quan hành pháp Trung ương có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, cấp địa phương tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách thuế.

- Bộ máy quản lý nhà nước đối với thu ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.

- Những nhân tố ảnh hương tới quản lý nhà nước đối với thu ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.

- Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thu ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.

- Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thu ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.

- Quan niệm quản lý nhà nước đối với thu ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.

Đối với các khoản thu từ phí và lệ phí thì theo quy định HĐND cấp tỉnh được ban hành các Nghị quyết quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền; Xem xét, cho ý kiến để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

Về quản lý thu ngân sách địa phương được HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể trong phân cấp nguồn thu.

Để tổ chức quản lý Nhà nước đối với thu ngân sách ở địa phương, UBND và các cơ quan chức năng như: Tài chính, thuế, hải quan, kho bạc, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản do Trung ương ban hành và các nghị quyết của HĐND tỉnh.

Cục thuế hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Chính quyền địa phương ban hành các định mức, tiêu chuẩn thu ngân sách theo từng loại sắc thuế; ban hành các văn bản nhằm triển khai, hướng dẫn các văn bản của Trung ương.

* Tổ chức thực thi quá trình thu ngân sách địa phương + Lập kế hoạch (dự toán) thu ngân sách địa phương

Lập dự toán thu ngân sách theo cách truyền thống từng năm một. + Thực hiện kế hoạch (dự toán) thu ngân sách địa phương

Cơ quan thu, cơ quan tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nước tổ chức quản lý, tập trung đầy đủ và kịp thời các khoản thu vào ngân sách địa phương. Về quản lý thu ngân sách địa phương được HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể trong phân cấp nguồn thu.

Để tổ chức quản lý nhà nước đối với thu ngân sách ở địa phương, UBND và các cơ quan chức năng như: Tài chính, thuế, kho bạc, sở kế hoạch và đầu tư sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản do trung ương ban hành và các nghị quyết của HĐND.

Cục thuế hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm phám luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Chính quyền địa phương ban hành các định mức, tiêu chuẩn để phân bổ cho từng loại sắc thuế, ban hành văn bản nhằm triển khai, hướng dẫn các văn bản của Trung ương, tỉnh, thành phố.

+ Quyết toán thu ngân sách địa phương

Quyết toán ngân sách địa phương là khâu cuối cùng trong chu trình ngân sách, nhằm đánh giá cả quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách trong một năm tài chính trên các nội dung: tình hình thực hiện dự toán, tình hình chấp hành các Luật, chính sách, chế độ của Nhà nước; đánh giá tác động của các hoạt động thu ngân sách địa phương đối với việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội của địa phương trong một năm. Vì vậy, sau khi năm ngân sách kết thúc,

các khoản thu ngân sách địa phương phải được quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ theo quy định.

* Kiểm tra, giám sát quá trình thu ngân sách địa phương

Kiểm tra, giám sát quá trình thu là một trong những nội dung quan trong của công tác quản lý thu nhằm bảo đảm các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí tuân thủ đúng pháp luật.

HĐND sẽ giám sát việc thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước do HĐND quyết định.

HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương thực hiện sự giám sát quá trình thu ngân sách ở địa phương, giám sát sự tuân thủ thực thi pháp luật trong quá trình tổ chức thu ngân sách, giám sát sự tuân thủ dự toán thu đã được HĐND quyết định.

Giám sát còn được thực hiện bởi các tổ chức, đoàn thể và cá nhân.

Kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, cơ quan thanh tra nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường gia sàng, thành phố thái nguyên (Trang 25 - 33)