Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường gia sàng, thành phố thái nguyên (Trang 53 - 56)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Đây là những tài liệu được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu đã được thu thập từ các báo cáo về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ủy, HĐND, UBND phường Gia Sàng và báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước của UBND phường từ năm 2016 đến năm 2018, nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn.

Tài liệu, số liệu, báo cáo thu thập từ UBND phường, đội thuế, kế toán ngân sách phường, các đơn vị, các bộ phận, ban, ngành có liên quan của phường Gia Sàng.

Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn phường Gia Sàng.

Ngoài ra, còn có các nguồn tài liệu, số liệu thu thập từ cơ quan thống kê Trung ương và địa phương; các cơ quan chuyên môn như phòng Tài chính - kế hoạch, chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên.

Các báo cáo khoa học của các chuyên ngành kinh tế, tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia; các công trình nghiên cứu, dự án của các cơ quan, ban, ngành của thành phố và tỉnh Thái Nguyên; các số liệu, các tài liệu được lưu hành trên internet; các tài liệu liên quan khác.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn. * Đối tượng điều tra phỏng vấn gồm 2 nhóm:

* Nhóm 1: gồm các cán bộ, công chức, nhân viên ủy nhiệm thu, các tổ trưởng tổ dân phố (tham gia công tác quản lý thu thuế của các hộ gia đình trên địa bàn) và đội thuế phường giúp UBND phường cùng làm công tác thu và quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Gia Sàng.

+ Trên địa bàn phường Gia Sàng có:

- Có 5 đồng chí cán bộ, công chức, nhân viên, ủy nhiệm thu - Có 25 đồng chí Tổ trưởng tổ dân phố;

- Có 1 đồng chí cán bộ đội thuế phường Gia Sàng làm công tác thu và quản lý thu ngân sách nhà nước của phường.

Như vậy đối tượng điều tra phỏng vấn thuộc nhóm 1 là cán bộ, công chức, nhân viên ủy nhiệm thu, tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ đội thuế có 31 người. Tác giả điều tra phỏng vấn cả 31 người.

* Nhóm 2: là những hộ sản suất, kinh doanh cá thể hiện đang nộp các khoản thu ngân sách cho phường.

+ Trên địa bàn phường Gia Sàng đang quản lý 593 hộ sản xuất kinh doanh cá thể hiện đang nộp các khoản thu ngân sách cho phường. Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tác giả sẽ điều tra, phỏng vấn được tính theo số mẫu được điều tra, đại diện hộ sản xuất kinh doanh là người hiểu biết về các hoạt động quản lý Thu ngân sách Nhà nước tại phường Gia Sàng.

Số mẫu điều tra phỏng vấn thuộc nhóm 2 sẽ được xác định theo công thức Slovin như sau:

Công thức: n =

Trong đó: n: là số mẫu được điều tra

N: là tổng số mẫu (tổng số hộ sản xuất kinh doanh cá thể nộp thuế cho NSNN phường Gia Sàng)

e: là sai số = 0,05

Như vậy, số điều tra mẫu phỏng vấn thuộc nhóm 2 = 593

1 + 593 x 0,05 Số điều tra mẫu, phỏng vấn thuộc nhóm 2 = 22,8 (người)

Mục tiêu của các hoạt động khảo sát, điều tra, phỏng vấn nhằm thu thập chính xác các thông tin về công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước của phường Gia Sàng.

* Tác giả đã dùng các phương pháp phỏng vấn sau:

+ Tác giả dùng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews)

- Tác giả điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Phương pháp này áp dụng để đánh giá kết quả khi nghiên cứu hiện tượng phức tạp như đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Gia Sàng, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,…

- Ưu nhược điểm: phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, do gặp mặt trực tiếp nên tác giả điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.

+ Tác giả đã dùng phương pháp điều tra nhóm chuyên đề (forcus groups)

- Tác giả điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn 31 người theo nhóm 1 gồm các cán bộ, công chức, nhân viên ủy nhiệm thu, các tổ trưởng tổ dân phố (tham gia công tác quản lý thu thuế của các hộ gia đình trên địa bàn) và đội thuế phường giúp UBND phường.

- Tác giả điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn 22-23 người theo nhóm 2 gồm đại diện cho các hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn.

Tác giả điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn những người có am hiểu và kinh nghiệm, những người đang thực hiện công tác quản lý thu và công tác thu, nộp các loại sắc thuế về ngân sách nhà nước trên địa bàn phường; để nhận xét, đánh giá về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và thông qua đó nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh sâu sắc, giúp cho tác giả nghiên cứu chuyên đề có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện. Áp dụng trong việc xây dựng hay triển khai một bảng câu hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định lượng về sau; làm cơ sở để tạo ra những giả thiết cần kiểm định trong nghiên cứu.

- Ưu, nhược điểm: Thu thập dữ liệu đa dạng, khách quan và khoa học. Tuy nhiên kết quả thu được không có tính đại diện cho tổng thể chung, chất lượng dữ liệu thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người điều khiển thảo luận, các câu hỏi thường không theo một cấu trúc có sẵn nên khó phân tích xử lý.

Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp là những phương pháp phổ biến được tác giả dùng trong quá trình nghiên cứu luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường gia sàng, thành phố thái nguyên (Trang 53 - 56)