Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường gia sàng, thành phố thái nguyên (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã,

- Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu ngân sách xã.

- Cơ quan tài chính cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý thu ngân sách xã.

- Giám sát ngân sách của cộng đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Công khai Tài chính - ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước.

1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thu ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn phường, thị trấn

1.3.7.1. Các yếu tố khách quan

- Thể chế Thu ngân sách Nhà nước về hệ thống các chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật hướng dẫn trong công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước là yếu tố quan trọng. Một hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về Thu ngân sách Nhà nước đơn giản, rõ ràng, minh bạch không những tạo cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Hiểu rõ trách nhiệm của mình các tổ chức, cá nhân hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý thu nộp các khoản thu cho ngân sách nhà nước. Căn cứ làm cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cho đơn vị mình. Qua đó cơ quan Thu ngân sách Nhà nước căn cứ để tổ chức triển khai các biện pháp thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước cho phù hợp và kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện để nâng cao chất lượng nhằm đạt hiệu quả cao công tác quản lý Thu ngân sách nhà nước.

- Tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng để tái cơ cấu nền kinh tế và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của phường rất lớn, đòi hỏi phải có nguồn lực đáng kể từ ngân sách.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời điểm, từng giai đoạn và từng đơn vị, địa phương mà mức độ về các thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước khác nhau và có ảnh hướng to lớn đến hiệu quả của công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước. Nếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước được tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc giảm chi phí chấp hành thu, cung cấp thông tin về thu ngân sách nhà nước một cách kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước.

Tình hình kinh tế - xã hội phát triển mạnh, an ninh, chính trị được đảm bảo ổn định và giữ vững sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và tạo nhiều nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

1.3.7.2. Các nhân tố chủ quan

- Tổ chức và trình độ đội ngũ cán bộ

+ Về tổ chức bộ máy một bộ máy quản lý Thu ngân sách Nhà nước được tổ chức hợp lý được xác lập trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận; đồng thời có sự phối kết hợp công việc giữa các bộ phận trong hệ thống tổ chức sẽ là điều kiện quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, cho dù hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về Thu ngân sách Nhà nước có được hoạch định tốt bao nhiêu và cho dù tổ chức bộ máy quản lý thu được xây dựng hợp lý bao nhiêu. Về đội ngũ cán bộ quản lý Thu ngân sách Nhà nước nếu công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước không có được một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư

cách đạo đức trong sáng, có hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, năng động sáng tạo thì cũng không thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Thu ngân sách nhà nước.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước.

- Công tác tuyên truyền về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân việc đầu tư cho công tác tuyên truyền về sự hiểu biết pháp luật trong công tác thu ngân sách nhà nước rất quan trọng để nhằm nâng cao tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đây là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của các tổ chức và cá nhân.

- Trách nhiệm và nghĩa vụ đó chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi tổ chức, cá nhân hiểu rõ được, có ý thức tự giác chấp hành một cách đầy đủ chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân có hiểu rõ và tự giác chấp hành chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về Thu ngân sách Nhà nước mới tạo được tính đồng thuận giữa các cơ quan quản lý Thu ngân sách Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khi triển khai các biện pháp quản lý Thu ngân sách Nhà nước. Khi đạt được tính đồng thuận thì việc triển khai các biện pháp quản lý Thu ngân sách Nhà nước mới dễ dàng và đạt được hiệu quả cao. Để đạt được tính đồng thuận, công tác quản lý Thu ngân sách Nhà nước phải giải quyết nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đó là tuyên truyền, giải thích làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước.

- Chất lượng dự toán đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng các nguồn tài chính của nhà nước để từ đó xác lập các chỉ tiêu về Thu ngân sách Nhà nước cấp xã hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời trên cơ sở có thể xác định lập những biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phường gia sàng, thành phố thái nguyên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)