5. Nội dung của luận văn
3.2.1. Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộ c
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua hoạt động thu BHXH ở nước ta luôn hướng vào mục tiêu: tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời và quản lý tốt nguồn thu; hạn chế nợ đọng BHXH; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới về kinh tế trong nước, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển về số lượng, quy mô và hình thức kinh doanh đa dạng, đem lại nguồn thu cho ngân sách và điều quan trọng là tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần vào sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội. Số đơn vị tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc cơ quan BHXH phối hợp với các ngành khai thác thì các đơn vị đã tự giác đăng ký tham gia BHXH do nhận thức về chính sách BHXH của đơn vị đã nâng lên rõ rệt.
TT
Năm
Khối
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (Tăng/giảm) Số ĐV Tỷ lệ (%) Số ĐV Tỷ lệ (%) Số ĐV Tỷ lệ (%) Năm 2017 so với năm 2016 Năm 2018 so với năm 2017
1 Doanh nghiệp nước ngoài 26 9.35 31 10 39 10.21 119.23 125.81 2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 89 32.01 118 38.06 175 45.81 132.58 148.31
3 Doanh nghiệp nhà nước 6 2.16 6 1.94 6 1.57 100 100
4 Hành chính sự nghiệp 114 41.01 113 36.45 116 30.37 99.12 102.65
5 Ngoài công lập 6 2.16 6 1.94 7 1.83 100 116.67
6 Xã, Phường 21 7.55 21 6.77 21 5.5 100 100
7 Hợp tác xã 16 5.76 15 4.84 18 4.71 93.75 120
Tổng 278 100 310 100 382 100 111.51 123.22
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Yên Dũng từ 2016-2018
Bảng 3.2 : Tổng hợp đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2018
10.21
45.81
1.57 30.37
1.83 5.5 4.71
Doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp nhà nước Hành chính sự nghiệp Ngoài công lập Xã, Phường Hợp tác xã
Biểu đồ 3.1. Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH huyện Yên Dũng năm 2018
TT
Năm
Khối
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (Tăng/giảm) Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Năm 2017 so với năm 2016 Năm 2018 so với năm 2017
1 Doanh nghiệp nước ngoài 3.714 39.63 3.266 34.22 4.216 38.39 87.94 129.09 2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.804 19.25 2.548 26.7 3.120 28.4 141.24 122.45 3 Doanh nghiệp nhà nước 234 2.5 230 2.41 91 0.83 98.29 39.57 4 Hành chính sự nghiệp 3.034 32.37 2.909 30.48 2.911 26.5 95.88 100.07
5 Ngoài công lập 11 0.11 16 0.17 23 0.21 145.45 143.75
6 Xã, Phường 459 4.9 454 4.76 462 4.21 98.91 101.76
7 Hợp tác xã 116 1.24 120 1.26 160 1.46 103.45 133.33
Tổng 9.372 100 9.543 100 10.983 100 101.82 115.08
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Yên Dũng từ 2016-2018
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2018
38.39 28.4 0.83 26.5 0.21 4.21 1.46
Doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp nhà nước Hành chính sự nghiệp
Ngoài công lập
Xã, Phường Hợp tác xã
Biểu đồ 3.2. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH huyện Yên Dũng năm 2018
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Yên Dũng từ 2016-2018
Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 BHXH quản lý 278 đơn vị với 9.372 lao động, đến năm 2018 BHXH huyện Yên Dũng quản lý 382 đơn vị với 10.983 lao động. Đa số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo các khối quản lý đều tăng, tăng nhiều tập trung ở khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức tăng lớn nhất, tăng 86 đơn vị tham gia; người lao động tham gia tăng 1.316 người, dẫn đến cơ cấu đóng BHXH của khối này tăng lên: khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: tăng từ 32.01% lên 45.81% về số đơn vị và từ 19.25% lên 28.4% về số lao động đóng BHXH theo số liệu từ năm 2016 đến 2018, ở khối các thành phần kinh tế tư nhân tăng lên phù hợp với chủ trương của nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước. Khối hành chính sự nghiệp có xu hướng giảm về số người; trong khi đó khối doanh nghiệp nhà nước số đơn vị tham gia và số người lao động tham gia BHXH bắt buộc gần như ổn định điều này có nguyên nhân từ chủ trương của Nhà nước ta về việc và tinh giản biên chuyển đổi, thu hẹp các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua, dẫn đến việc một số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã thực hiện sát nhập, thu hẹp tổ chức bộ máy và giảm bớt lao động dôi dư làm hạn chế số người tham gia BHXH bắt buộc ; Kết quả cũng cho thấy công tác khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Dũng nhiều năm qua đã được chú trọng triển khai thực hiện và đã đạt kết quả cao, nhất là đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong khi một số doanh nghiệp Nhà nước ngày càng làm ăn thua lỗ, dẫn đến thu hẹp sản xuất hoặc phá sản, Nhà nước phải tiến hành tái cơ cấu, tinh giảm lao động….thì trong nền kinh tế đã xuất hiện nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, ngày càng mở rộng và phát triển hoạt động của mình, tạo việc làm cho nhiều người lao động. Với mục tiêu đưa BHXH đến từng người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, trong những năm qua, BHXH huyện đã phối hợp với phòng Lao động- thương binh và xã hội giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH cho người lao động tại các đơn vị, tập trung tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tham gia BHXH để đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động, kết quả là sau 3 năm từ 2016 - 2018 số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong huyện tăng thêm 1.316 người. Số đơn vị và người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại khối Hợp tác xã và khối ngoài công lập đều tăng qua các năm, tuy số tăng không đáng kể nhưng đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác khai thác đối tượng, vì đơn vị thuộc các khối này có mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ với đặc thù sử dụng ít lao động và số lao động thường không cố định, đa phần là lao động phổ thông đơn giản có nhận thức về BHXH chưa cao nên thường xảy ra hiện tượng trốn đóng BHXH bằng các hình thức như ký
hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng, không ký hợp đồng lao động, không kê khai danh sách người lao động trong bảng lương...do đó, số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng qua từng năm của các khối này chứng tỏ trình độ nhận thức của chủ doanh nghiệp và người lao động đã được nâng cao, họ tự giác thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc làm cho số đối tượng năm sau cao hơn năm trước, đây chính là sự thành công của công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH của BHXH huyện Yên Dũng bên cạnh các nghiệp vụ quản lý thu khác.
Bên cạnh đó, do chính sách BHXH ngày càng phù hợp với cuộc sống, người sử dụng lao động và người lao động cũng ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, tính thiết thực, quyền và lợi ích nhận được khi tham gia BHXH bắt buộc , đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện.