Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 87)

5. Nội dung của luận văn

3.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Yên Dũng vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế. Những tồn tại này được thể hiện rõ qua kết quả công tác thu BHXH trong những năm qua:

- Thực trạng hiện nay BHXH tỉnh Bắc Giang nói chung, BHXH huyện Yên Dũng nói riêng vẫn chưa coi trọng công tác dự báo, mặc dù dự báo sẽ là định hướng phát triển. Mà khi dự báo được dựa trên cơ sở thực trạng hiện thực và xu hướng phát triển trong tương lai, mọi định hướng, mọi sự tập trung và sự cố gắng của nguồn lực kinh tế-xã hội sẽ tập trung vào đó, nền kinh tế- xã hội không trong tình trạng “chậm phát triển”.

- Quản lý đối tượng tham gia BHXH còn lỏng lẻo, dẫn đến tỷ lệ lao động tham gia BHXH còn thấp, tỷ lệ bao phủ BHXH chưa cao.

Trong những năm qua, BHXH Yên Dũng chủ yếu mới chỉ giới hạn việc quản lý các đơn vị chủ động đăng ký tham gia BHXH. Cơ quan BHXH dựa trên những thông tin khai báo và đăng ký tham gia của đơn vị để lưu trữ, theo dõi và quản lý thông tin của đơn vị đó và thông thường chỉ tiến hành kiểm tra đơn vị khi đơn vị không thực hiện đóng đầy đủ kịp thời tiền đóng BHXH. BHXH huyện Yên Dũng chưa chủ động tìm hiểu để yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia. Dù vẫn biết còn có nhiều đơn vị đang hoạt động mà chưa đóng BHXH cho người và biết đây là một nội dung cần thiết để mở rộng đối tượng tham gia cũng như đảm

bảo luật BHXH được thực hiện nghiêm túc nhưng để thực hiện được việc kiểm tra này, cần phải có sự phối hợp liên ngành, cần nguồn nhân lực và cũng sẽ khó có thể yêu cầu họ tham gia khi bản thân người sử dụng lao động chưa tự ý thức được về trách nhiệm cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH.

Chính vì vậy dẫn đến rất nhiều đơn vi đang vi phạm pháp luật về BHXH dưới hình thức không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động (Một số đơn vị chỉ tham gia đối với một số nhân viên quản lý và nhân viên văn phòng...). Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH giai đoạn 2016-2018 chỉ chiếm 68,1% tổng số doanh nghiệp hoạt động; tỷ lệ lao động tham gia (trên số lao động thuộc diện tham gia) trên địa bàn huyện Yên Dũng chiếm dưới 86% giai đoạn từ 2016 – 2018. Như vậy, rõ ràng còn một số lượng lớn thuộc diện tham gia BHXH nhưng vẫn chưa tham gia.

- Cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, BHXH Yên Dũng mới xây dựng được cở sở dữ liệu về những đơn vị và lao động đã tham gia BHXH, chứ chưa xây dựng được thông tin dữ liệu về các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn để làm căn cứ khai thác mở rộng đối tượng tham gia. Hơn nữa, dữ liệu về đơn vị, người lao động tham gia BHXH chỉ được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu riêng biệt của từng BHXH cấp tỉnh, cấp huyện quản lý, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu liên thông dùng chung cho toàn ngành. Do đó, việc theo dõi quá trình tham gia hoặc giải quyết chế độ dễ dẫn đến sai sót cũng như những lạm dụng để trục lợi quỹ BHXH.

- Việc thất thoát nguồn thu do chưa quản lý được chặt chẽ về mức lương làm căn cứ đóng BHXH, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những phân tích cụ thể trong phần thực trạng ở trên đã cho thấy được hiện nay ở BHXH Yên Dũng, công tác quản lý về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chưa đạt được theo yêu cầu. Các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký tham gia BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn mức lương thực tế họ nhận được.

BHXH Yên Dũng cũng chưa đưa ra được phương án quản lý, kiểm soát về vấn đề này.

- Tình trạng nợ và nợ đọng BHXH: Đây là tồn tại rất lớn, là bài toán quản lý quan trọng trong công tác quản lý thu không chỉ riêng ở BHXH Yên Dũng.

Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp, nhưng tới thời điểm hiện tại, nợ tồn đọng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng vẫn còn cao. Tình trạng chậm đóng, nợ BHXH xảy ra ở hầu hết các địa phương với các mức độ khác nhau.

Năm 2018, tính đến thời điểm 31/12/2018 có tới hơn 42 doanh nghiệp nợ kéo dài trên 3 tháng (tương đương 11% tổng số doanh nghiệp tham gia BHXH lúc này là 380 doanh nghiệp) có 03 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên 12 tháng. Đặc biệt là đối với các đơn vị khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Tỷ lệ nợ so với số tiền phải thu trong kỳ trong giai đoạn từ 2016 – 2018 đều chiếm tỷ lệ trên 1,5%).

- Nguồn nhân lực của BHXH huyện Yên Dũng có trình độ đào tạo khá cao (chiếm đa số có trình độ từ Đại học trở lên), cơ cấu nguồn nhân lực trẻ, nhưng bên cạnh đó nguồn nhân lục trẻ bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm, dễ thay đổi trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Do khối lượng công việc quá nhiều nên tại đơn vị vẫn chưa tổ chức được các buổi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc .

- Công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm đầu tư; việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược; đôi khi còn thụ động, lúng túng, xử lý theo tình huống, sự vụ; công tác phối hợp trong hệ thống chưa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phương pháp thực hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội...

quả thực thi kết luận thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; Bảo hiểm xã hội Yên Dũng không còn được giao quyền khởi kiện các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chức năng này đã được giao cho tổ chức công đoàn, nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, nên việc thu hồi nợ đọng gặp nhiều khó khăn…

Các đơn vị lớn mà BHXH huyện Yên Dũng đang quản lý đa phần là các đơn vị sản xuất về ngành may mặc. Việc tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy đã có một số đơn vị trốn đóng BHXH hay đóng không đúng mức lương thực tế của người lao động.

BHXH Yên Dũng đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện Yên Dũng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên dũng trong việc thu hồi nợ của các đơn vị trong toàn huyện. Đồng thời phối hợp với Liên đoàn lao động huyện Yên Dũng để khởi kiện những đơn vị nợ tiền BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Trước thực trạng này, BHXH Yên Dũng cần có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn nữa đối với vấn đề này, đặc biệt khi thực tế hàng tháng đơn vị vẫn trích từ tiền lương phần đóng BHXH của người lao động.

3.4.2.2 Nguyên nhân tồn tại

- Nguyên nhân chủ quan

+ Công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế. BHXH tỉnh còn chậm hướng dẫn và phân cấp cho BHXH huyện thực hiện kiểm tra; số lượng, chất lượng công tác kiểm tra còn hạn chế, việc ban hành kết luận sau kiểm tra còn chậm, việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của BHXH tỉnh tại một số đơn vị chưa nghiêm, ảnh hưởng tới chỉ tiêu thu và giảm nợ đọng BHXH.

+ Sự phối hợp giữa các ngành trong chỉ đạo thực hiện luật BHXH, trong công tác thanh tra kiểm tra và xử lý sau thanh kiểm tra chưa thường xuyên, trong phạm vi và thời gian hạn hẹp.

Hiện nay, công tác phối hợp liên ngành mới chỉ chủ yếu là phối hợp với liên đoàn lao động, phòng lao động thương binh xã hội, công an huyện chưa tham mưu vận động các cơ quan và tổ chức đoàn thể khác (VD Ủy ban mặt trận, Chi cục thuế, Kho bạc..) nên tính hiệu lực chưa cao, mặt khác chưa kiểm tra chéo giữa thông tin khai báo củađơn vị sử dụng lao động với các cơ quan khác nhau.

Hơn nữa, công tác thanh tra kiểm tra cũng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra những đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH và số đợt kiểm tra cũng còn ít. Chưa có phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc kiểm tra những đơn vị chưa thực hiện đóng BHXH.

+ Nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được công việc: Với thực tế sắp xếp nhân lực như hiện nay ở BHXH Yên Dũng, trung bình một chuyên quản thu phải trực tiếp phụ trách đối với 245 đơn vị sử dụng lao động tương ứng khoảng 6.976 lao động, ngoài ra còn thực hiện báo cáo và một số công việc khác. Đội ngũ cán bộ làm công tác thu còn trẻ, mới vào ngành chưa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa sâu. Do đó mới chỉ đáp ứng được việc thực hiện các nghiệp vụ thường xuyên trong phát sinh mới lao động, tăng giảm mức đóng khi đơn vị chuyển hồ sơ về cơ quan BHXH...; còn hạn chế trong việc bám sát đơn vị cũng như kiểm tra kiểm soát mở rộng đối tượng.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách về BHXH trên địa bàn chưa được tổ chức tốt. Để việc quản lý thu mang lại hiệu quả cao, hiểu biết của người sử dụng lao động và người lao động là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác tuyên truyền về BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hạn mức chi phí tuyên truyền cho mỗi BHXH cấp huyện là 90 triệu đồng/năm (cho cả tuyên truyền về BHXH bắt buộc ) nên hạn chế việc chủ động tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền chủ yếu vẫn là phát tờ rơi, loa phát thanh nhưng số lượng còn hạn hẹp, phương thức chủ yếu là phát qua đơn vị sử dụng lao động nên không nắm được hiệu quả. Do

đó, hiểu biết về BHXH của người dân trên địa bàn huyện Yên Dũng còn hạn chế, thậm chí còn lẫn lộn giữa Bảo hiểm thương mại và BHXH. Người lao động chưa ý thức được về nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia BHXH nên không biết hoặc cố tình trốn đóng BHXH, gây khó khăn trong công tác quản lý thu BHXH.

+ Vấn đề quản lý thu chưa thực sự được coi trọng: tư duy lề lối quản lý theo kiểu bao cấp vẫn tồn tại, tư tưởng việc chung tiền chung. Do đó, chưa xem trọng việc quản lý thu, và phụ thuộc vào sự hướng dẫn chỉ đạo từ cấp trên, chưa chủ động trong công tác điều hành. Lãnh đạo BHXH huyện Yên Dũng mới chỉ dừng lại ở đối chiếu và đôn đốc thu nợ, chưa chủ động báo cáo các sai phạm của các đơn vị sử dụng lao động cho các cơ quan chức năng liên quan; chưa kiên quyết sử dụng biện pháp cứng rắn đối với các đơn vị có số nợ lớn, thời gian kéo dài.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Khó khăn chung của nền kinh tế nhiều DN phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Thực tế trong quá trình thực hiện đối chiếu, đôn đốc nợ và thống kê từ 132 biên bản làm việc giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động các chủ doanh nghiệp đều nêu lên khó khăn về hoạt động sản xuất trong giai đoạn hiện nay, nên chậm đóng BHXH. Do đó mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý thu nhưng việc mở rộng đối tượng tham gia còn khó khăn, nhiều đơn vị còn nợ và nợ đọng BHXH.

+ Nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác BHXH còn hạn chế. Đối với chủ sử dụng lao động thì việc tham gia BHXH cho người lao động sẽ tốn thêm chi phí của doanh nghiệp. (doanh nghiệp phải đóng BHXH 21%, người lao động đóng BHXH 10.5%). Trong khi đó, người lao động lại thiếu kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như chưa nhận thức rõ về quyền lợi của mình khi tham gia BHXH,

lao động ở các doanh nghiệp hiểu được rất ít về các quyền lợi mà họ sẽ được hưởng khi tham gia BHXH, nên đối với họ, mức đóng BHXH càng thấp càng tốt. Đây cũng là lý do mà các chủ sử dụng lao động nhận được sự đồng thuận để tạo nên những hợp đồng ảo với mức lương thấp để lập hồ sơ đóng BHXH.

+ Những lỗ hổng trong luật BHXH hiện hành tạo điều kiện để các chủ đơn vị sử dụng lao động cố tình “lách luật” để trốn đóng BHXH cho người lao động.

Về đối tượng tham gia: Theo quy định của Luật BHXH hiện nay, đối tượng tham gia BHXH là người lao động có hợp đồng thời hạn từ 1 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Do vậy, các doanh nghiệp cố tình ký hợp đồng theo từng thời hạn 28-29 ngày để hợp lý hóa hồ sơ trốn đóng BHXH, gây thất thoát nguồn thu BHXH và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Về mức lương làm căn cứ đóng BHXH: Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Do vậy, để vẫn tham gia BHXH cho người lao động nhưng giảm tối đa mức chi phí, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động, hình thành nên các hợp đồng ảo để tham gia BHXH hoặc ký hợp đồng với mức lương thấp, phần thu nhập còn lại được tính vào các phụ cấp như phụ cấp xăng xe, tiền ăn...

+ Cơ chế xử phạt chưa nghiêm, mặt khác, cơ quan BHXH chỉ có chức năng kiểm tra, không được xử lý vi phạm nên hiệu quả quản lý chưa cao.

Thực tế hiện nay, mức phạt chậm đóng còn ngang với mức vay ngân hàng, do đó xét đến lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt chậm đóng để chiếm dụng quỹ BHXH. Hơn nữa, đối với các vi phạm trong việc không thực hiện đúng luật BHXH về tham gia BHXH cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, chưa có chế tài về xử lý hình sự, do đó chưa đủ răn đe đối với các đơn vị sử dụng lao động.

Mặt khác, cơ quan BHXH chỉ có quyền tính lãi chậm đóng nếu đơn vị nợ BHXH, không có quyền xử phạt vi phạm hành chính. Do đó khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm phát luật về BHXH, BHYT chỉ được phản ánh với cơ quan chức năng xử phạt dẫn đến phát hiện nhiều nhưng việc xử lý phức tạp, chậm trễ nên do đó xử lý được rất ít hoặc chưa bị xử lý. Tuy nhiên, cơ quan BHXH vẫn chỉ có thể tiếp tục đôn đốc, và chuyển danh sách báo cáo UBND hoặc khởi kiện tòa án.

Trong khi đó sự chỉ đạo của cơ quan Đảng và Chính quyền về thực hiện luật BHXH chưa nghiêm. Điều 8 Luật BHXH xác định rõ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc quản lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo mà chưa có biện pháp cứng rắn cụ thể. Điển hình như trong quản lý doanh nghiệp, địa phương mới chỉ quan tâm tạo thuận lợi cho DN để thu hút đầu tư, chưa kiên quyết yêu cầu DN tuân thủ Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)