Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 74)

5. Nội dung của luận văn

3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên

Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Yên Dũng từ 2016-2018

3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng Yên Dũng 3.4.1 Những thành tựu đạt được 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

166.633 191.504 232.311 Năm 2016, 278 Năm 2017, 310 Năm 2018, 382 1.21 1.3 1.39

Tốc độ tăng trưởng nguồn thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2016-2018

Trong những năm qua, công tác quản lý thu của BHXH đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Công tác quản lý đối tượng: trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, có những doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong giai đoạn 2016-2018 nhưng trong những năm qua BHXH huyện Yên Dũng vẫn không ngừng gia tăng đối tượng tham gia BHXH, hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng do BHXH tỉnh Bắc Giang giao. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH trên tổng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH liên tục gia tăng : Năm năm 2017 tăng 7,2% so với năm 2016, năm 2018 tăng 28,2% so với năm 2017. Bên cạnh đó BHXH huyện Yên Dũng đã xây dựng và quản lý lưu trữ được cơ sở dữ liệu về thông tin của đơn vị, cá nhân tham gia cũng như quá trình đóng BHXH của người lao động một cách có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Thực hiện nhiều biện pháp trong quản lý về nguồn thu BHXH (đối tượng tham gia, mức lương đóng nên kết quả tiền thu BHXH của huyện Yên Dũng trong giai đoạn 2016-2018 đều năm sau cao hơn năm trước, và luôn đạt hoặc vượt chỉ tiêu được giao

Quản lý tiền thu BHXH: BHXH huyện Yên Dũng luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền thu BHXH. Giai đoạn từ 2016 đến nay chưa xảy ra mất mát tiền thu BHXH. Việc chuyển nộp tiền về đơn vị BHXH cấp trên được thực hiện nghiêm túc, kịp thời đặc biệt từ sau khi có cơ chế phối hợp giữa BHXH và Ngân hàng, BHXH huyện Yên Dũng và Kho bạc huyện Yên Dũng. Nhờ đó, tiền thu BHXH nhanh chóng được chuyển tập trung về BHXH tỉnh Bắc Giang, tạo điều kiện để đầu tư tăng trưởng quỹ.

Công tác quản lý phương thức đóng đã đạt được những kết quả nhất định. Ngoại trừ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế kéo dài, hầu hết ở các khối còn lại, tỷ lệ nợ đã có chuyển biến

theo hướng giảm dần: Năm 2016, tỷ lệ nợ là bình quân là 1,67%, năm 2017 là 2,16 %, năm 2018 là 1,75% nhờ có sự quản lý chặt chẽ, có nhiều biện pháp để quản lý tiền thu BHXH nên tỷ lệ đã giảm xuống trong năm 2018.

Quy trình thủ tục thực hiện thu BHXH: BHXH huyện Yên Dũng đã xây dựng và dần hoàn thiện được quy trình thủ tục quản lý,tổ chức thu và được thực hiện thống nhất trên địa bàn BHXH huyện Yên Dũng. Hồ sơ thủ tục được giảm thiểu, tạo điều kiện thuận lợi với đơn vị tham gia BHXH nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định và do vậy nhận được sự đồng thuận từ phía đơn vị tham gia. Qua đánh giá kết quả kiểm tra giám sát cho thấy những sai sót trong thực hiện quy trình thu, hồ sơ thủ tục ngày càng ít.

Vai trò của công tác thanh tra kiểm tra là hết sức quan trọng và đã đạt được những thành tựu: Kết quả 6 tháng đầu năm 2019 đã thanh tra, kiểm tra được 18/275 đơn vị trực thuộc BHXH huyện Yên Dũng quản lý, đạt 44,4% kế hoạch năm, trong đó kiểm tra: đơn vị sử dụng lao động 21 đơn vị; cơ sở khám chữa bệnh BHYT 01 đơn vị; đại ký thu, đại diện chi trả 8 đơn vị. Đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra. Tại các đơn vị sử dụng lao động: Cơ bản các đơn vị thực hiện công tác thu nộp BHXH bắt buộc đúng đối tượng; Thực hiện cấp sổ BHXH, Thẻ BHYT cho lao động trong đơn vị, quản lý và sử dụng Sổ BHXH đảm bảo đúng theo quy định. Hồ sơ thủ tục hưởng chế độ BHXH chứng từ hợp lệ, chi trả đầy đủ, kịp thời cho người lao động. Tại Đại lý thu BHXH, BHYT tự nguyện: Cơ bản các Đại lý đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động thành viên hộ gia đình tham gia BHXH, BHYT tự nguyện; thực hiện quy trình thu BHXH, BHYT tự nguyện, nhận và bàn giao Sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia. Các phòng nghiệp vụ, BHXH cấp huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên tại thời điểm thanh tra, kiểm tra đa số các đơn vị đã đóng hoặc đóng hết số tiền nợ BHXH bắt buộc , một số đơn vị còn để nợ tiền BHXH bắt buộc (Cty TNHH May Yên Dũng, Cty TNHH Thạch Bàn, Công ty TNHH SX-KD VLXD Trung Nam); chưa xây dựng thang, bảng lương theo theo Nghi

định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương (Công ty TNHH Hâm Chỉ Việt Nam). Người tham gia BHXH bắt buộc bắt buộc không đúng đối tượng (Cty TNHH Hansol Vina (23 lao động). Tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã quản lý và sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT không đúng quy định. Sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị, Phòng Thanh tra - Kiểm tra BHXH tỉnh Bắc Giang đã chủ động phối hợp với phòng chuyên môn, BHXH huyện Yên Dũng và các ngành, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra, kết quả: Thu hồi số tiền khám chữa bệnh BHYT chi sai quy định lũy kế đến tháng 6/2019 là 396/396 triệu đồng, đạt 100%. Thu hồi tiền chi chế độ BHXH ngắn hạn sai quy định là 19.6/19.6 triệu đồng đạt 100%. Sau thanh tra, kiểm tra, hầu hết các đơn vị đã nộp hết số tiền còn nợ tại thời điểm thanh tra, kiểm tra. Thu hồi tiền nợ BHXH bắt buộc được 1,23 tỷ đồng/2,56 tỷ đồng đạt 48%...

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra 6 tháng đầu năm 2019, đã kịp thời chấn chỉnh những hạn chế sai sót của các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các đại lý thu, chi trả BHXH bắt buộc . Để tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra 6 tháng cuối năm 2019, phòng Thanh tra - Kiểm tra tiếp tục chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và BHXH huyện Yên Dũng lựa chọn đơn vị có biểu hiện vi phạm, bám sát nội dung, thực hiện đúng quy trình thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT và kiểm tra theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ngành. Chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có ký kết quy chế phối hợp tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành. Theo dõi đôn đốc sát sao việc các đơn vị thực hiện xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối; đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc , sẽ tham mưu với lãnh đạo ngành ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định (xử phạt, xuất toán, thu hồi, truy

thu...). Đồng thời phổ biến tuyên truyền Luật BHXH; Luật BHYT; Luật Việc làm; Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo theo đúng kế hoạch đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo BHXH các cấp.

3.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Yên Dũng vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế. Những tồn tại này được thể hiện rõ qua kết quả công tác thu BHXH trong những năm qua:

- Thực trạng hiện nay BHXH tỉnh Bắc Giang nói chung, BHXH huyện Yên Dũng nói riêng vẫn chưa coi trọng công tác dự báo, mặc dù dự báo sẽ là định hướng phát triển. Mà khi dự báo được dựa trên cơ sở thực trạng hiện thực và xu hướng phát triển trong tương lai, mọi định hướng, mọi sự tập trung và sự cố gắng của nguồn lực kinh tế-xã hội sẽ tập trung vào đó, nền kinh tế- xã hội không trong tình trạng “chậm phát triển”.

- Quản lý đối tượng tham gia BHXH còn lỏng lẻo, dẫn đến tỷ lệ lao động tham gia BHXH còn thấp, tỷ lệ bao phủ BHXH chưa cao.

Trong những năm qua, BHXH Yên Dũng chủ yếu mới chỉ giới hạn việc quản lý các đơn vị chủ động đăng ký tham gia BHXH. Cơ quan BHXH dựa trên những thông tin khai báo và đăng ký tham gia của đơn vị để lưu trữ, theo dõi và quản lý thông tin của đơn vị đó và thông thường chỉ tiến hành kiểm tra đơn vị khi đơn vị không thực hiện đóng đầy đủ kịp thời tiền đóng BHXH. BHXH huyện Yên Dũng chưa chủ động tìm hiểu để yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia. Dù vẫn biết còn có nhiều đơn vị đang hoạt động mà chưa đóng BHXH cho người và biết đây là một nội dung cần thiết để mở rộng đối tượng tham gia cũng như đảm

bảo luật BHXH được thực hiện nghiêm túc nhưng để thực hiện được việc kiểm tra này, cần phải có sự phối hợp liên ngành, cần nguồn nhân lực và cũng sẽ khó có thể yêu cầu họ tham gia khi bản thân người sử dụng lao động chưa tự ý thức được về trách nhiệm cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH.

Chính vì vậy dẫn đến rất nhiều đơn vi đang vi phạm pháp luật về BHXH dưới hình thức không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động (Một số đơn vị chỉ tham gia đối với một số nhân viên quản lý và nhân viên văn phòng...). Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH giai đoạn 2016-2018 chỉ chiếm 68,1% tổng số doanh nghiệp hoạt động; tỷ lệ lao động tham gia (trên số lao động thuộc diện tham gia) trên địa bàn huyện Yên Dũng chiếm dưới 86% giai đoạn từ 2016 – 2018. Như vậy, rõ ràng còn một số lượng lớn thuộc diện tham gia BHXH nhưng vẫn chưa tham gia.

- Cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, BHXH Yên Dũng mới xây dựng được cở sở dữ liệu về những đơn vị và lao động đã tham gia BHXH, chứ chưa xây dựng được thông tin dữ liệu về các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn để làm căn cứ khai thác mở rộng đối tượng tham gia. Hơn nữa, dữ liệu về đơn vị, người lao động tham gia BHXH chỉ được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu riêng biệt của từng BHXH cấp tỉnh, cấp huyện quản lý, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu liên thông dùng chung cho toàn ngành. Do đó, việc theo dõi quá trình tham gia hoặc giải quyết chế độ dễ dẫn đến sai sót cũng như những lạm dụng để trục lợi quỹ BHXH.

- Việc thất thoát nguồn thu do chưa quản lý được chặt chẽ về mức lương làm căn cứ đóng BHXH, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những phân tích cụ thể trong phần thực trạng ở trên đã cho thấy được hiện nay ở BHXH Yên Dũng, công tác quản lý về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chưa đạt được theo yêu cầu. Các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký tham gia BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn mức lương thực tế họ nhận được.

BHXH Yên Dũng cũng chưa đưa ra được phương án quản lý, kiểm soát về vấn đề này.

- Tình trạng nợ và nợ đọng BHXH: Đây là tồn tại rất lớn, là bài toán quản lý quan trọng trong công tác quản lý thu không chỉ riêng ở BHXH Yên Dũng.

Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp, nhưng tới thời điểm hiện tại, nợ tồn đọng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng vẫn còn cao. Tình trạng chậm đóng, nợ BHXH xảy ra ở hầu hết các địa phương với các mức độ khác nhau.

Năm 2018, tính đến thời điểm 31/12/2018 có tới hơn 42 doanh nghiệp nợ kéo dài trên 3 tháng (tương đương 11% tổng số doanh nghiệp tham gia BHXH lúc này là 380 doanh nghiệp) có 03 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên 12 tháng. Đặc biệt là đối với các đơn vị khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Tỷ lệ nợ so với số tiền phải thu trong kỳ trong giai đoạn từ 2016 – 2018 đều chiếm tỷ lệ trên 1,5%).

- Nguồn nhân lực của BHXH huyện Yên Dũng có trình độ đào tạo khá cao (chiếm đa số có trình độ từ Đại học trở lên), cơ cấu nguồn nhân lực trẻ, nhưng bên cạnh đó nguồn nhân lục trẻ bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm, dễ thay đổi trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Do khối lượng công việc quá nhiều nên tại đơn vị vẫn chưa tổ chức được các buổi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc .

- Công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm đầu tư; việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược; đôi khi còn thụ động, lúng túng, xử lý theo tình huống, sự vụ; công tác phối hợp trong hệ thống chưa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phương pháp thực hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội...

quả thực thi kết luận thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; Bảo hiểm xã hội Yên Dũng không còn được giao quyền khởi kiện các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chức năng này đã được giao cho tổ chức công đoàn, nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, nên việc thu hồi nợ đọng gặp nhiều khó khăn…

Các đơn vị lớn mà BHXH huyện Yên Dũng đang quản lý đa phần là các đơn vị sản xuất về ngành may mặc. Việc tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy đã có một số đơn vị trốn đóng BHXH hay đóng không đúng mức lương thực tế của người lao động.

BHXH Yên Dũng đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện Yên Dũng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên dũng trong việc thu hồi nợ của các đơn vị trong toàn huyện. Đồng thời phối hợp với Liên đoàn lao động huyện Yên Dũng để khởi kiện những đơn vị nợ tiền BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Trước thực trạng này, BHXH Yên Dũng cần có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn nữa đối với vấn đề này, đặc biệt khi thực tế hàng tháng đơn vị vẫn trích từ tiền lương phần đóng BHXH của người lao động.

3.4.2.2 Nguyên nhân tồn tại

- Nguyên nhân chủ quan

+ Công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế. BHXH tỉnh còn chậm hướng dẫn và phân cấp cho BHXH huyện thực hiện kiểm tra; số lượng, chất lượng công tác kiểm tra còn hạn chế, việc ban hành kết luận sau kiểm tra còn chậm, việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của BHXH tỉnh tại một số đơn vị chưa nghiêm, ảnh hưởng tới chỉ tiêu thu và giảm nợ đọng BHXH.

+ Sự phối hợp giữa các ngành trong chỉ đạo thực hiện luật BHXH, trong công tác thanh tra kiểm tra và xử lý sau thanh kiểm tra chưa thường xuyên, trong phạm vi và thời gian hạn hẹp.

Hiện nay, công tác phối hợp liên ngành mới chỉ chủ yếu là phối hợp với liên đoàn lao động, phòng lao động thương binh xã hội, công an huyện chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)