Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Từ những kinh nghiệm tạo việc làm ở một số huyện, địa phương trong nước vận dụng vào điều kiện cụ thể của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ta có thể thấy rằng bài học quan trọng nhất cho thị xã Phổ Yên là cần tập trung phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động của thị xã, cụ thể như sau:

- Thị xã Phổ Yên vẫn phải chú trọng tới phát triển ngành nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ;

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp vì đây chính là khu vực tạo được nhiều việc làm và việc làm có chất lượng, tăng thu nhập cho NLĐ.

- Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động bằng các chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn để đi XKLĐ, hoặc chính sách hỗ trợ khi người lao động trở về nước.

Bên cạnh đó, trên cơ sở thực hiện các chương trình theo mục tiêu quốc gia về tạo việc làm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đều gắn liền với công tác tạo việc làm của địa phương nhằm tạo ra nhiều việc làm hơn cũng như thu hút nhiều lao động tham gia vào thị trường lao động hơn. Đó là các chính sách về tăng trưởng kinh tế, chương trình hoàn thành việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiêp và dịch vụ và thúc đẩy phát triển các ngành này.

Thị xã Phổ Yên cũng phải có các biện pháp để tạo môi trường và hành lang pháp lý hết sức thuận lợi cho các việc tham gia sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động đầu tư và kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Đặt nhân tố con người lên hàng đầu để phát huy đến mức cao nhất năng lực cá nhân, động viên, khuyến khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, làm giảu trong khuôn khổ của pháp luật.

Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cho người lao động phải được thực hiện tốt và có hiệu quả, dạy nghề phải gắn với phát triển thị trường lao động. Nhất là phải quan tâm đến lao động ở nông thôn, đào tạo nghề cho họ và giới thiệu việc làm phù hợp cho các đối tượng này.

Lãnh đạo thị xã Phổ Yên và các cơ quan ban ngành, tổ chức liên quan phải đặt nội dung tạo việc làm thành một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng được các chính sách đúng đắn và hợp lý để công tác tạo việc làm của thị xã được đạt hiệu quả tốt như mong muốn, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến lĩnh vực tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên:

- Thực trạng công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên thời gian qua như thế nào? Kết quả đạt được và hạn chế là gì?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm tạo việc làm hiệu quả cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2020-2025?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn, đã được công bố, dưới dạng sách báo, các báo cáo định kỳ. Đây là nguồn thông tin cơ bản được sử dụng trong đề tài. Nguồn thông tin này giúp cho ta thấy được tình hình lao động và việc làm của toàn huyện. Nguồn thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Thông tin thu thập nghiên cứu

Nội dung thông tin Địa điểm thu thập Phương pháp

thu thập

1. Thông tin về cơ sở lý luận,

thực tiễn ở Việt Nam và thế giới. Sách, báo, tài liệu có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin 2. Thông tin về đặc điểm địa

bàn nghiên cứu - Nguồn lực đất đai

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

- Hệ thống cơ sở hạ tầng - Chi cục Thống kê thị xã Phổ

Yên

Nội dung thông tin Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

3. Số lượng lao động và chất lượng lao động nông thôn toàn thị xã

- Chi cục Thống kê, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Lao động & TBXH thị xã Phổ Yên

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các Bảng tổng hợp kết quả của các cuộc tổng điều tra về xuất khẩu lao động, chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm (đề án 1956), cuộc điều tra về lao động việc làm, đào tạo nghề cho lao động, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Phổ Yên từ năm 2016 đến năm 2018.

- Các bài luận văn, giáo trình về Lao động, việc làm để tìm hiểu thêm thông tin về công tác tạo việc làm cho người lao động.

- Các số liệu tổng quan được thu thập từ các sách báo, mạng Internet, tạp chí chuyên ngành liên quan.

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến của những người có kiến thức chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu như lãnh đạo các Sở, ban ngành trên địa bàn thị xã Phổ Yên, các nhà khoa học có kiến thức liên quan, những lãnh đạo doanh nghiệp thành công và dày dạn kinh nghiệm trên địa bàn.

Chọn mẫu phỏng vấn: Để thu thập thông tin đa chiều về lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia là các cán bộ tham gia mạng lưới giải quyết việc làm (Lãnh đạo, cán bộ phòng Lao động thương binh và xã hội, cán bộ ngân hàng chính sách, cán bộ các xã, phường…) cho lao động trên địa bàn và trực tiếp một số người lao động của thị xã Phổ Yên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác giải quyết lao động, nhu cầu lao động trên địa bàn huyện Phổ Yên.

Cách thức tiến hành thu thập thông tin sơ cấp: Trực tiếp đặt câu hỏi theo các nội dung sau:

- Thực trạng việc làm trong những năm vừa qua trên địa bàn thị xã Phổ Yên như thế nào?

- Các biện pháp lãnh đạo thị xã Phổ Yên đã sử dụng để giải quyết việc làm cho các lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên về:

+ Chính sách và các biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ + Các biện pháp tăng cường xuất khẩu lao động

+ Các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

+ Các biện pháp đã sử dụng để phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp + Các hoạt động xây dựng và phát triển thị trường lao động điện tử

- Đánh giá về công tác giải quyết việc làm trong những năm vừa qua trên địa bàn thị xã Phổ Yên

Đối với người lao động:

- Những khó khăn gặp phải khi tìm cho mình một công việc phù hợp - Đánh giá về tình hình lao động và việc làm tại thị xã Phổ Yên hiện nay - Những nguyện vọng và yêu cầu của bản thân về công tác lao động và việc làm của thị xã Phổ Yên

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin:

Phương pháp chọn lọc: Sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. Số liệu và thông tin thu thập được qua sự hỗ trợ của máy tính được sắp xếp, chọn lọc các số liệu cần thiết, loại bỏ những số liệu và thông tin không cần thiết dể tổng hợp thành các số liệu hợp lý, đảm bảo yêu cầu cơ sở khoa học theo các chỉ tiêu phân tích, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin:

- Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này phản ánh mức độ của hiện tượng (số tương đối, tuyệt đối, số bình quân); phản ánh biến động của hiện tượng (bằng dãy số thời gian); phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng. Các số liệu phân tích được cho thấy thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng. Dựa vào các số liệu thống kê thu thập được về thực tiễn công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh

Thái Nguyên tiến hành thống kê, mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu trên các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị để phân tích và nhận định, đánh giá.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu nghiên cứu phải đồng nhất về không gian và thời gian, tùy theo mục đích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc thời gian hoặc không gian. Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối bình quân.

Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích để thấy sự khác biệt trong các vấn đề có liên quan đến việc làm, thời gian làm việc trong cùng chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng để chỉ ra sự khác biệt về việc làm, thu nhập, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động của các đối tượng lao động và của vùng, sự thay đổi vị thế của đối tượng. Trong phương pháp so sánh, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh giữa các năm.

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu, công cụ nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức là căn cứ để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Dựa trên việc phân tích các số liệu thứ cấp và tổng hợp các tài liệu có liên quan làm căn cứ để xác định các tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các nhóm chỉ tiêu:

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên

-Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn

-Cơ cấu lao động theo ngành nghề

-Thu nhập bình quân/lao động/năm

-Thu nhập bình quân/ngày lao động phân theo ngành nghề

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng lao động và việc làm của thị xã Phổ Yên

ở độ tuổi đủ từ 15 trở lên trên dân số đủ từ 15 trở lên Tỷ lệ người có việc làm

trên dân số = (%)

Số người từ đủ 15 tuổi trở lên

x 100% Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên

Chỉ tiêu này dùng để đo lường việc làm của dân số từ 15 tuổi trở lên. Đặc điểm của dân số từ 15 tuổi trở lên có tính ổn định cao hơn so với tổng dân số do vậy chỉ tiêu này được đánh giá là cung cấp thông tin đo lường thực trạng lao động tốt hơn chỉ tiêu thất nghiệp.

-Tỷ lệ có việc làm so với lực lượng lao động: Là phần trăm(%) giữa số

người có việc làm trong lực lượng lao động trên lực lượng lao động Tỷ lệ người có việc làm

trong lực lượng lao động = (%)

Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm

x 100% Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động

kinh tế

-Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động: Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số

người thất nghiệp (Số người thuộc lực lượng lao động chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc) trên lực lượng lao động

Tỷ lệ

thất nghiệp (%) =

Số người thất nghiệp

x 100%

Lực lượng lao động

Chỉ tiêu này đánh giá được tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, quy mô và cơ cấu của nhóm lao động thất nghiệp.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác giải quyết việc làm của thị xã Phổ Yên Phổ Yên

- Tỷ lệ lao động được tư vấn hướng nghiệp - Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

- Tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm

- Tỷ lệ lao động có việc làm thông qua đào tạo nghề - Tỷ lệ lao động có việc làm thông qua giới thiệu việc làm - Tỷ lệ lao động được vay vốn

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu khái quát về thị xã Phổ Yên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên, phía bắc giáp thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Phú Bình, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp thủ đô Hà Nội và phí đông nam giáp tỉnh Bắc Giang.

Khí hậu: thị xã Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tài nguyên thiên nhiên: Phổ Yên hiện có 25.886 ha diện tích tự nhiên, Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 17.146,18 ha được chia thành 3 nhóm là đất trồng lúa 6.998,16 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2.316,5 ha, đất trồng cây hàng năm khác 4.369,12 ha; đất trồng cây lâu năm có diện tích là 3.162,4 ha, gồm đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thị xã là 4.130,46 ha, chiếm 24% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung, trong những năm qua thị xã Phổ Yên đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý quỹ đất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao nguồn tài nguyên này, thị xã vẫn còn 1.362,47 ha đất chưa sử dụng.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2016-2018, với sự chỉ đạo, điều hành của Thị ủy - HĐND - UBND thị xã đối với các cấp, các ngành của địa phương thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã đạt 411,168 tỷ đồng/năm. GDP bình quân đầu người đạt 54 triệu đồng/người tương đương 2.571 USD/người, bằng 1,31 lần trung bình cả nước. Tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm (2016-2018) đạt 20%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm xuống còn 6,54%. Tổng dân số toàn đô thị đã bao gồm dân số quy đổi là 219.562 người.

dựng: 75,7%; Thương mại - dịch vụ: 19,8%; Nông, lâm, thủy sản: 4,5%; Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 20%;

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2018 đạt 14/18 xã, phường chiếm 78% tống số xã, phường trên toàn thị xã;

Hàng năm tạo việc làm mới cho 5.500 lao động; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)