Thực trạng công tác tạo việc làm tại Thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác tạo việc làm tại Thị xã Phổ Yên

Trong thời gian vừa qua, nhằm khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển kinh tế, những năm qua Thị xã ủy, UBND thị xã đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi Phổ Yên đã chào mừng dự án của Tập đoàn Samsung tại KCN Yên Bình. Dự án Samsung Phổ yên có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 3,5 tỷ USD với diện tích 200ha. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên đặc biệt quan tâm tới Nhà máy này. Khi đi vào hoạt động, Samsung Phổ Yên đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trên toàn tỉnh Thái Nguyên và các khu vực lân cận, thậm chí cả các tỉnh khác. Mặt khác, Samsung Phổ Yên đã góp phần đưa nguồn thu ngân sách của thị xã Phổ Yên tăng vọt. Đồng thời, có nhà máy Samsung hoạt động sẽ là căn cứ thuận lợi để Phổ Yên thu hút thêm đầu tư vào KCN Yên Bình, thời điểm quan trọng để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của Phổ Yên. Từ đó, một số nhà máy cũng được đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để làm vệ tinh, sản xuất phụ kiện cho Samsung. Đồng thời các dịch vụ thương mại cũng phát triển mạnh mẽ ở đây.

Theo Nguyễn Công Thịnh – Phó chủ tịch UBND Thị xã Phổ Yên: “Hiện nay, thị xã Phổ Yên tiếp tục tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng có thế mạnh, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Các thủ tục hành chính được cải cách, xây dựng các chính sách đúng đắn, hợp lý để thu hút đầu tư theo hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao”.

Công nghiệp tiếp tục được quan tâm chỉ đạo phát triển, các nhà máy trên địa bàn ổn định sản xuất; Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm là 10.133 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 29,35%; tạo việc làm cho trên 75.000 lao động, trong đó có nhiều lao động tại địa phương, thu nhập của công nhân đạt mức bình quân của khu vực, đã góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thu ngân sách. Kết quả của việc thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp là tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, quy mô lao động làm việc trong khu công nghiệp ngày khá nhanh trong giai đoạn này, thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.11 Quy mô lao động làm việc trong ngành CN-XD thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 ĐVT: người STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh năm 2017 với 2016 So sánh năm 2018 với 2017 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng số lao động có việc làm 107.748 119.017 137.323 11.269 110,46 18.306 115,38 1 Số lao động trong

khu công nghiệp 34.510 36.497 37.360 1.987 105,76 863 102,36

2 Số lao động nữ 27.401 29.380 30.523 1.979 107,22 1.143 103,89

3 Tỷ trọng 79,4 80,5 81,7 1,1 1,2

Nguồn: Phòng LĐTB&XH thị xã Phổ Yên

Qua bảng 3.11 ta thấy quy mô lao động làm việc trong các khu công nghiệp của thị xã ngày càng tăng cao. Lao động làm việc trong khu công nghiệp năm 2017 là 36.497 người, tăng hơn 1.987 người (tương đương với 105,76%) so với năm 2016. Năm 2018 là 37.360 người, tăng 863 người (tương đương 102,36%) so với năm 2017; tăng 2.850 người so với năm 2016. Cũng giống như cơ cấu lao động của thị xã, tỷ trọng lao động nữ vẫn cao hơn so với nam. Và tỷ lệ lao động nữ ở các khu công nghiệp chiếm đại đa số lao động. Năm 2017, số lao động nữ tại đây là 29.380 người, tăng 1.979 người (tương đương 107,22%) so với năm 2016. Năm 2018 số lượng này là 30.523 người, tăng 1.143 người (tương đương 103,89%) so với năm 2017. Tỷ trọng lao động nữ năm 2017 là 80,5%, tăng 1,1% so với năm 2016, tỷ trọng này năm 2018 là 81,7%, tăng 1,2% so với năm 2017. Nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua, thị xã đã phát huy được các lợi thế, tiềm năng nhằm thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp, KCN trên địa bàn, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ góp phần tạo việc làm cho lao động trên địa bàn thị xã, lực lượng lao động chính mà NSDLĐ tuyển dụng là nữ giới chiếm thị phần cao hơn.

minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, rút ngắn thời gian giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm kinh phí và thời gian cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã. Chính vì vậy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã tăng lên đáng kể, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.12 Số lượng DNVVN giai đoạn 2016-2018

ĐVT: doanh nghiệp STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh năm 2017 với 2016 So sánh năm 2018 với 2017 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng số 152 179 208 27 117.76 29 116.20

1 Nông, lâm và thủy sản 14 21 28 7 150 7 133.33

2 Khai khoáng 2 3 3 1 150 0 100

3 Công nghiệp chế biến,

chế tạo 42 46 52 4 109.52 6 113.04

4 Sản xuất và phân phối

Điện, khí đốt 16 18 18 2 112.50 0 100

5 Cung cấp nước; hoạt

động QL và xử lý 10 11 11 1 110 0 100

6 Bán buôn và Bán lẻ;

Sửa Chữa 52 64 80 12 123.08 16 125

7 Khác 16 16 16 0 100 0 100

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Phổ Yên

Qua bảng 3.12, ta thấy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thị xã ở các lĩnh vực kinh tế trong thời gian qua nói chung đều tăng, đã thu hút và giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động thị xã Phổ Yên mỗi năm. Trong đó năm 2017 các ngành có mức độ tăng cao là nông, lâm thủy sản tăng 7 doanh nghiệp (tương đương với 150%), công nghiệp chế biến chế tại tăng 4 doanh nghiệp (tương đương với 109,52%), bán buôn và bán lẻ, sửa chữa tăng 12 doanh nghiệp (tương

đương với 123,08%) so với năm 2016. Năm 2018 các ngành có mức độ tăng cao là nông, lâm thủy sản tăng 7 doanh nghiệp (tương đương với 133,33%), công nghiệp chế biến chế tại tăng 6 doanh nghiệp (tương đương với 113,04%), bán buôn và bán lẻ, sửa chữa tăng 16 doanh nghiệp (tương đương với 125%) so với năm 2017.

Việc phát triển các doanh nghiệp đồng nghĩa với cơ hội tạo việc làm cho NLĐ, hơn nữa phát triển doanh nghiệp theo ngành kinh tế nào thì cơ hội việc làm của người lao động trong ngành đó lớn hơn. Tuy nhiên, việc thu hút lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nông lâm thủy sản hiện nay tương đối thấp hơn so với các doanh nghiệp ngành khác.

* Phát triển làng nghề truyền thống

Phổ Yên là một thị xã có làng nghề truyền thống (LNTT) phát triển của tỉnh Thái Nguyên với những làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm nay cùng với những thăng trầm của nền kinh tế đất nước.

So với các huyện, thành, thị khác trong tỉnh thì Phổ Yên có nhiều làng nghề hơn và những làng nghề này có lịch sử phát triển từ chục đến hàng trăm năm như nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ ở Tiên Phong, nghề trồng, dâu nuôi tằm ở Tân Phú. Và mới đây trên địa bàn huyện còn có thêm nghề mộc, thêu ren ở Trung Thành. Tuy nhiên, những làng nghề này vẫn ở quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, thu nhập của người làm nghề rất thấp vì sản phẩm chưa tinh xảo, đầu ra không ổn định. Để theo kịp xu hướng phát triển của cả nước, những năm gần đây làng nghề truyền thống của thị xã đã dần được khôi phục trở lại những ngành nghề bị mai một, những nghề đang phát triển thì được đầu tư phát triển hơn. Trong thời gian qua, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được hỗ trợ đầu tư kinh phí trên 4,6 tỷ đồng để duy trì, phát triển sản xuất hàng hóa.

Trước đây do chưa được công nhận khi quy mô chưa đủ lớn. Làng nghề hình thành, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi trong nông thôn, việc làm và thu nhập tăng lên, xây dựng kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển công nghiệp - TTCN và thương mại. Riêng đối với ngành nghề mây tre đan trên địa bàn thị xã Phổ Yên đang ngày càng thu hút lao động tham gia (bình quân giai đoạn 2015 - 2018 tăng 17%), số hộ gia đình làm chuyên nghề mây tre đan tăng

gần 30%. Tuy nhiên để phát triển làng nghề mây tre đan thì cần thiết phải có sự đầu tư mạnh mẽ cả về chiều rộng cũng như chiều sâu, con người cũng như vật chất. Sản phẩm làm ra cần thiết phải chuyên môn hóa, khâu tiêu thụ được chú trọng để hàng hóa lưu thông trong phạm vi Quốc gia và Quốc tế. Làng nghề mây tre đan đang phát triển mạnh mẽ, cần thiết phải có biện pháp phát triển bền vững nhằm đạt kết quả, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường. Riêng ngành nghề mây tre đan đã thu hút được khoảng hơn 4.000 lao động bao gồm có cả những lao động là người khuyết tật tham gia. Năm 2018, số lao động làm nghề mây tre đan chiếm 2,95% lượng lao động cả thị xã.

Theo Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú: “Năm 2016, được sự giúp đỡ về nguồn vốn của một tổ chức nước ngoài và nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Tân Phú đã tập hợp những hộ còn làm nghề để thành lập HTX dịch vụ và chế biến tơ nhưng đến nay HTX này vẫn đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng, đầu tư trồng lại vùng nguyên liệu. Chính quyền xã rất muốn nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Nhưng khó khăn về nguồn vốn, một số nông dân không còn mặn mà với nghề khiến HTX dịch vụ và chế biến tơ hoạt động gặp nhiều trở ngại”.

Nếu như ở Tân Phú nghề trồng dâu, nuôi tằm lúc được, lúc mất thì nghề đan lát các sản phẩm gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ ở xã Tiên Phong lại có tính ổn định hơn. Hiện ngoài gần 100 xã viên của HTX tiểu thủ công nghiệp Tiên Phong làm nghề thường xuyên còn có thêm gần 50% số hộ trong xã tham gia làm nghề. Nhưng đánh giá tổng thể thì nghề đan lát ở Tiên Phong cũng chỉ là nghề phụ, bà con trong xã vẫn phải bám lấy đồng ruộng, đan lát được thực hiện vào những lúc nông nhàn. Đặc biệt, từ khi nghề đan lát được phổ biến đến nhiều vùng quê khác trong tỉnh thì sản phẩm đan lát của Tiên Phong cũng bị cạnh tranh, do đó thu nhập của người làm nghề cũng chỉ đạt từ 15 đến 20 nghìn đồng/ngày.

Ngoài nghề đan lát, trồng dâu nuôi tằm, Phổ Yên còn có nghề mộc, thêu ren ở xã Trung Thành nhưng quy mô hạn chế ở một vài tổ hợp và đang có nguy cơ mai một vì đầu ra sản phẩm thiếu tính ổn định.

mún, quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, sản phẩm mới ở dạng sơ chế nên giá thành thấp và bế tắc về đầu ra.

Nhu cầu phát triển các làng nghề để giải quyết việc làm cho bà con nông dân là rất cần thiết nhưng với thực trạng như trên thì vấn đề đặt ra là huyện Phổ Yên có nên tiếp tục mở thêm nghề mới và mở rộng các làng nghề hiện có khi nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, công tác quy hoạch phát triển các làng nghề cũng chưa ngang tầm? Hay thu hẹp để đầu tư có trọng điểm, giúp bà con nông dân phát triển thứ tự từng nghề một, nhằm tạo ra được sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu trên thị trường.

Chính quyền địa phương đang phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh, Sở Lao động TB&XH tỉnh Thái Nguyên xây dựng các đề án xúc tiến việc mở lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người dân làng nghề, đồng thời khuyến khích các hộ chuyển ra khu sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để từng bước mở rộng quy mô sản xuất và khắc phục ô nhiễm môi trường. Đây là cơ sở quan trọng để các sản phẩm làng nghề Tiên Phong ngày càng vươn xa nhằm tạo việc làm cho con em địa phương và cho cả người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

* Phát triển nông nghiệp

Phổ Yên vẫn giữ truyền thống sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này không còn nhiều. Chủ yếu là lực lược dân số già hoặc trẻ nhàn rỗi làm tại nhà. Cơ cấu kinh tế chuyển mạnh, đột phá sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, Phổ Yên lại là một thị xã đang phát triển, mạng lưới giao thông thuận lợi do là cửa ngõ giao thông phía nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp địa lý với nhiều vùng kinh tế tiềm năng nên hoàn toàn có khả năng và điều kiện để tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.

Đối với trồng trọt: Hệ thống cây trồng chủ yếu của thị xã hiện nay là cây lúa và cây hoa màu, cây ăn quả. Các loại cây này hiện tại đã phát triển tương đối khá, năng suất tăng. Tại địa phương đã hình thành một số mô hình trang trại rau sạch an toàn ở xã Đông Cao, Nam Tiến. Nhờ có chủ trương và các chính sách của Nhà nước cũng như của tỉnh là tập trung thâm canh đất nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ

cấu cây trồng vật nuôi với diện tích trên 1ha trong nhà lưới, 50 ha ngoài đồng ruộng với các loại rau: cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ, hành ta, mướp, rau muống, các loại rau gia vị... hơn nữa, đây cũng là những xã nằm giáp với thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp nên việc cung cấp, vận chuyển diễn ra rất thuận lợi.

Chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là đàn bò, đàn heo hướng nạc. Phổ Yên cũng phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung hoặc bán tập trung. Cho đến cuối năm 2018, thị xã đã thành lập được hội chăn nuôi lợn sạch Phổ Yên với 230 hộ dân tham gia nhằm xây dựng thương hiệu lợn sạch, bảo vệ môi trường chăn nuôi và có đầu ra ổn định. Hàng năm, hội cung cấp khoảng trên 100 nghìn con lợn sạch ra thị trường trong, ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, thị xã đã hình thành các mô hình chăn nuôi gà sạch ở các xã Minh Đức, Phúc Thuận, Vạn Phái.

Thủy sản: Năng lực đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản đều tăng do có lợi thể vị trí địa lý của thị xã thuận lợi nằm giữa hai con sông là Công Công và Sông cầu. Là cơ hội cho ngành kinh tế nuôi trồng thủy sản khá phát triển của thị xã. Tổng sản lượng sản phẩm thủy sản đạt 8-10 tấn/ha/năm trên tổng diện tích thâm canh khoảng trên 451,5 ha mặt nước.

Đạt được kết quả như vậy là do các hộ chăn nuôi thủy sản đã tiếp nhận và ủng hộ chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như của Tỉnh, tích cực mở rộng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh bằng các giống thủy sản có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao. Hiện nay, thị xã đã có trên 300ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản thâm canh, 100ha nuôi bán thâm canh. Phấn đấu đạt sản lượng nuôi trồng thủy sản vào năm 2025 sẽ đạt trên 6.000 tấn vào năm 2025. Để hoàn thành kế hoạch đó. Sẽ tập trụng các giải pháp tận dụng triệt để mặt nước hồ thủy lợi để nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)