Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Luật pháp và chính sách gắn trực tiếp tới người lao động và người sử dụng lao động

trên địa bàn, luôn coi tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng, hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Thị xã đã ban hành, tổ chức, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để tạo việc làm cho NLĐ.

Mỗi giai đoạn, TX đưa ra các chính sách về lao động việc làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của đất nước để tạo việc làm cho NLĐ trên địa bàn. Trong giai đoạn vừa qua, thị xã tập trung vào một số chính sách như sau:

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2015 - 2025 thị xã chủ yếu tập trung vào một số chính sách như:

-Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, đặc biệt là phát triển các làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều lao động; Tổ chức chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi thu hút lao động vào đầu tư thâm canh. Nhìn chung, những năm qua huyện đi vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ, sản xuất kinh doanh chưa đi vào ổn định, ngành nghề dịch vụ còn kém. Đặc biệt sản xuất công nghiệp quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ chưa hiện đại

-Thị trường tiêu thụ: Quan tâm, chú trọng phát triển các sản phẩm của làng

nghề truyền thống trên địa bàn huyện như: đan lát ở Tiên Phong, trồng dâu nuôi tằm ở Tân Phú, thêu ren ở Trung Thành ... Tuy nhiên, đặc điểm trong các ngành nghề này là: sản xuất nhỏ lẻ, tách rời nhau nên sản phẩm của mỗi hộ gia đình lại mang bán ở những thị trường khác nhau, thiếu tính liên kết, đồng bộ sản phẩm ở các thị trường dẫn đến hạ thấp giá thị sản phẩm. Do đó, thị xã chú trọng vào công tác đào tạo nghề cho lao động làm việc ở các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, mang lại những sản phẩm chất lượng, có đặc trưng riêng; Đồng thời, hỗ trợ vốn để người dân đầu tư vào công nghệ, xây dựng nhà xưởng để sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường, nhất là tạo được thương hiệu trên thị trường. Tích cực sáng tạo, phát huy ưu điểm để sản phẩm ngày càng có chất lượng, dần dần có chỗ đứng, có thương hiệu trên những thị trường quen thuộc trong tỉnh và ngoài ra còn tìm cách mở rộng sang những thị trường mới có tiềm năng.

của nhiều người. Do đó cần có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, giữa các chương trình, dự án.

3.3.2.2. Môi trường kinh tế

Nguồn vốn hiện nay của thị xã Phổ Yên còn tương đối hạn hẹp. Thêm nữa, người lao động ở nông thôn cũng rất ít vốn vì thế chưa thể tận dụng và phát huy hết các nguồn lực trong sản xuất. Hiện nay, thị xã đã có rất nhiều biện pháp tạo vốn cho người lao động và người sử dụng lao động như chính sách miễn thuế, giảm thuế đất trong những năm đầu kinh doanh, hỗ trợ vốn hoặc vay vốn lãi suất thấp. Vốn đầu tư của nền kinh tế thị xã Phổ Yên ngày càng tăng, tổng mức đầu tư toàn huyện đạt 8.850 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, trong đó vốn tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế chiếm 73%. Năm 2018 có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, 4 dự án tăng vốn, với số vốn đăng ký trên 17 triệu USD, gấp 1,2 lần so với cả năm 2010.

Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước ngày càng trở nên quan trọng đóng góp lớn cho đầu tư tăng trưởng việc làm của huyện. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, số lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cao nhất trong tổng số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp. Đầu tư cũng gắn liền với trình độ công nghệ, chính vì vậy mà trong giai đoạn này huyện Phổ Yên đã chú trọng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, lại thu hút và tạo việc làm cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo. Nhờ đầu tư nên gia tăng hệ thống kết cấu hạ tầng tiến bộ, hệ thống giao thông giữa các khu, cụm công nghiệp được nâng cấp, cải tạo góp phần tăng trưởng kinh tế huyện. Lượng vốn hàng năm cung cấp để phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ gia đình và chủ sản xuất kinh doanh là tương đối lớn. Vốn này cũng được sử dụng rất hữu ích, có hiệu quả mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động. Tuy vậy, trong công tác thẩm định cho vay vốn còn nhiều thủ tục rờm rà, mong rằng sớm có những cách giải quyết nhanh hơn, hướng dẫn cụ thể hơn tạo điều kiện phát triển hơn nữa kinh tế huyện, từ đó thu hút được nhiều lao động.

nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Nhìn chung lượng vốn được huy động cho sản xuất còn chưa đáp ứng được con số mỗi năm cần cho vấn đề đầu tư xây dựng. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn và thách thức lớn cần giải quyết.

3.3.2.3. Thị trường lao động

Lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Cùng với đó là tăng về chất lượng lao động trong giai đoạn này. Chất lượng lao động thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sức khỏe thể lực, trí lực, tri thức, thái độ lao động và văn hóa lao động.

Nhìn chung, qua số liệu cụ thể có thể khẳng định chất lượng lao động huyện Phổ Yên tuy đã có sự thay đổi đáng kể song vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn nên trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm vẫn còn thấp. Đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì chất lượng lao động qua đào tạo sẽ được nâng cao, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, người lao động có cơ hội làm việc trong những ngành có chuyên môn kỹ thuật, tăng thu nhập nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân cũng được cải thiện, sức khỏe của người lao động vì thế mà cũng đảm bảo hơn để có thể làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)