Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của thị xã chưa cao, khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế.

- Khả năng thu hút lao động ở các địa phương, tỉnh khác vào là việc tại địa bàn thị xã còn kém do chất lượng việc làm, an ninh trật tự tại khu vực người lao động làm việc còn chưa cao, các ngành nghề không phong phú, đa dạng, chủ yếu vẫn là một số ngành truyền thống như: may mặc, điện tử, xây dựng, các việc làm phụ trợ cho công ty Samsung.

- Các chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả, việc thu hút đầu tư chịu sự cạnh tranh gay gắt với thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên của tỉnh.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Chính quyền địa phương còn thiếu sự năng động, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành chức năng, các tổ chức, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện các chính sách tạo việc làm.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động của Thị xã Phổ Yên chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế đang trên đà phát triển; Khả năng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề còn hạn chế, ý thức người lao động chưa cao, học viên sau khi tốt

nghiệp các chương trình đào tạo chưa bắt nhịp được với công việc làm thực tế, chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

- Đa số lao động tập trung ở khu vực nông thôn nên trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ và toàn diện, tư tưởng muốn làm thầy, không muốn làm thợ của NLĐ còn cao, chưa có ý thức tự tạo việc làm.

- Người lao động chưa hiểu thật sự đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề, chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề.

- Chưa bố trí được cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề cấp thị xã, đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề công lập còn thiếu, một số trung tâm còn chưa có giáo viên dạy nghề phải kí hợp đồng đào tạo nghề với người dạy nghề nên quá trình triển khai thực hiện không thuận lợi.

- Tại các trung tâm, cơ sở trang thiết bị vật chất của các cơ sở dậy nghề còn thiếu thốn và chưa được đầu tư đồng bộ. Nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

- Nguồn vốn để thực hiện các biện pháp, hình thức hỗ trợ giải quyết việc làm còn mỏng, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của công tác giải quyết việc làm cũng như nhu cầu của người lao động.

- Do cơ sở vật chất của các Trung tâm GTVL của tỉnh còn thiếu thốn, chưa đồng bộ đến cấp huyện; đội ngũ làm việc tại các TTGTVL còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, những người làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm chưa được quan tâm đúng mức nên còn thiếu sự nhiệt tình trong công việc.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)