Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua Phổ Yên đã khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của thị xã trong công tác tạo việc làm. Là cửa ngõ của thành phố Thái Nguyên có giao thông thuận lợi cho việc giao thương, thu hút đầu tư, có lực lượng lao động dồi dào, tiềm năng lớn về du lịch, có khí hậu thuận lợi cho việc chăn nuôi trồng trọt, phát triển nông nghiệp. Có được những kết quả tốt đẹp như vậy là do có sự quan tâm, chỉ đạo, sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp ủy đảng, luôn coi tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của thị xã góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đồng thời có sự phối hợp, kiểm tra, giám sát của các ban, ngành, đoàn thể để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác tạo việc làm.Triển khai và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tạo

việc làm, vốn mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề, chính sách xuất khẩu lao động, đào tạo nghề về từng thôn, xóm, xã, tổ dân phố để người lao động trên địa bàn nắm bắt được các thông tin kịp thời, chính xác.

Thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm, dạy nghề và các chính sách xuất khẩu lao động. Đồng thời thị xã cũng ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, ổn định đời sống nhân dân.

- Thị xã đã có những chính sách hiệu quả nhằm thu hút các dự án đầu tư, riêng khu công nghiệp Yên Bình đã thu hút 85 dự án; các ngành thu hút đầu tư đã đa dạng hơn; các doanh nghiệp đăng ký thành lập tiếp tục tăng.

- Huy động và phân bổ có hiệu quả vốn mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề cho 02 cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

- Trong giai đoạn vừa qua, thị xã đã đưa được tổng số trên 500 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Số lao động xuất khẩu của thị xã khá cao, chiếm 19% tổng số lao động xuất khẩu của cả tỉnh. Điều này có ý nghĩa lớn với trong công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã. Hoạt động của các cơ quan nhà nước thị xã, các doanh nghiệp XKLĐ đã góp phần tạo việc làm cho một bộ phận lao động trong thị xã; đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư tạo việc làm cho ngân sách nhà nước.

Tạo việc làm thông qua XKLĐ đem lại nguồn thu nhập cho NLĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống, tích lũy được nguồn vốn sau khi đi XKLĐ trở về nước. Theo số liệu thống kê của Phòng LĐTB&XH thị xã, khoảng 93% những gia đình có người đi XKLĐ có thu nhập, đời sống kinh tế, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chất lượng cuộc sống được nâng lên, điển hình nhất là việc xây dựng nhà cửa, mua mới và nâng cấp tiện nghi gia đình. Tuy nhiên mức độ cải thiện có khác nhau giữa các gia đình bởi mức thu nhập của NLĐ xuất khẩu không đồng đều giữa các nước

đến và các ngành nghề mà NLĐ tham gia. Tạo việc làm thông qua XKLĐ giúp người lao động thị xã phát triển nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp.

- Cơ sở vật chất của các trung tâm được nâng cấp, đồng bộ hóa hệ thống công nghệ thông tin. Chất lượng đội ngũ nhân viên tư vấn, giới thiệu viêc làm được cải thiện, tư vấn nhiệt tình, hiệu quả hơn; Trung tâm bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực và yêu cầu của công việc.

Hàng năm tổ chức có hiệu quả công tác điều, rà soát cung - cầu lao động theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời nhất cho người lao động địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)