Giải pháp 4: Phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp 4: Phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp

* Mục tiêu:

Phát triển làng nghề đi và chiều sau và chuyên môn hóa như làng nghè chè Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Làng nghề Mộc Tên Phong.... góp phần tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống. Xây dựng làng nghề gắn với phát triển du lịch.

* Nội dung:

Thông tin, tuyên truyền và tổ chức và quản lý:

Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên toàn địa bàn thị xã để mọi người hiểu

và ủng hộ sử dụng sản phẩm của địa phương mình theo đúng phương châm: “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” Tuyên truyền giới thiệu và vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ các làng nghề.

- UBND thị xã Phổ Yên là cơ quan thường trực quản lý nhà nước về làng nghề, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc như Phòng LĐTB&XH, phòng tài chính kế hoạch thị xã, phòng kinh tế hạ tầng, phòng Quản lý đô thị phân công cán bộ phối hợp với các xã, phường trên địa bàn có các làng nghề truyền thống tổ chức quản lý hoạt động sản xuất và phát triển nghề.

Thành lập hội nghề như: nghề mộc Tiên Phong, nghề mây tre đan, làng nghề chè Phúc Thuận, Thành Công, Minh Đức, nhằm giúp đỡ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện kỹ năng tay nghề, chia sẻ khách hàng.

Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình du lịch - làng nghề góp phần tạo thêm những điểm du lịch mới làm phong phú các tuyến du lịch của thị xã, đồng thời quảng bá giới thiệu làng nghề truyền thống gắn với di tích lịch sử. Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)