Phương pháp phân tích thông tin:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin:

- Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này phản ánh mức độ của hiện tượng (số tương đối, tuyệt đối, số bình quân); phản ánh biến động của hiện tượng (bằng dãy số thời gian); phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng. Các số liệu phân tích được cho thấy thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng. Dựa vào các số liệu thống kê thu thập được về thực tiễn công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh

Thái Nguyên tiến hành thống kê, mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu trên các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị để phân tích và nhận định, đánh giá.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu nghiên cứu phải đồng nhất về không gian và thời gian, tùy theo mục đích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc thời gian hoặc không gian. Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối bình quân.

Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích để thấy sự khác biệt trong các vấn đề có liên quan đến việc làm, thời gian làm việc trong cùng chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng để chỉ ra sự khác biệt về việc làm, thu nhập, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động của các đối tượng lao động và của vùng, sự thay đổi vị thế của đối tượng. Trong phương pháp so sánh, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh giữa các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)