Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn, đã được công bố, dưới dạng sách báo, các báo cáo định kỳ. Đây là nguồn thông tin cơ bản được sử dụng trong đề tài. Nguồn thông tin này giúp cho ta thấy được tình hình lao động và việc làm của toàn huyện. Nguồn thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Thông tin thu thập nghiên cứu

Nội dung thông tin Địa điểm thu thập Phương pháp

thu thập

1. Thông tin về cơ sở lý luận,

thực tiễn ở Việt Nam và thế giới. Sách, báo, tài liệu có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin 2. Thông tin về đặc điểm địa

bàn nghiên cứu - Nguồn lực đất đai

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

- Hệ thống cơ sở hạ tầng - Chi cục Thống kê thị xã Phổ

Yên

Nội dung thông tin Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

3. Số lượng lao động và chất lượng lao động nông thôn toàn thị xã

- Chi cục Thống kê, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Lao động & TBXH thị xã Phổ Yên

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các Bảng tổng hợp kết quả của các cuộc tổng điều tra về xuất khẩu lao động, chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm (đề án 1956), cuộc điều tra về lao động việc làm, đào tạo nghề cho lao động, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Phổ Yên từ năm 2016 đến năm 2018.

- Các bài luận văn, giáo trình về Lao động, việc làm để tìm hiểu thêm thông tin về công tác tạo việc làm cho người lao động.

- Các số liệu tổng quan được thu thập từ các sách báo, mạng Internet, tạp chí chuyên ngành liên quan.

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến của những người có kiến thức chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu như lãnh đạo các Sở, ban ngành trên địa bàn thị xã Phổ Yên, các nhà khoa học có kiến thức liên quan, những lãnh đạo doanh nghiệp thành công và dày dạn kinh nghiệm trên địa bàn.

Chọn mẫu phỏng vấn: Để thu thập thông tin đa chiều về lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia là các cán bộ tham gia mạng lưới giải quyết việc làm (Lãnh đạo, cán bộ phòng Lao động thương binh và xã hội, cán bộ ngân hàng chính sách, cán bộ các xã, phường…) cho lao động trên địa bàn và trực tiếp một số người lao động của thị xã Phổ Yên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác giải quyết lao động, nhu cầu lao động trên địa bàn huyện Phổ Yên.

Cách thức tiến hành thu thập thông tin sơ cấp: Trực tiếp đặt câu hỏi theo các nội dung sau:

- Thực trạng việc làm trong những năm vừa qua trên địa bàn thị xã Phổ Yên như thế nào?

- Các biện pháp lãnh đạo thị xã Phổ Yên đã sử dụng để giải quyết việc làm cho các lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên về:

+ Chính sách và các biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ + Các biện pháp tăng cường xuất khẩu lao động

+ Các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

+ Các biện pháp đã sử dụng để phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp + Các hoạt động xây dựng và phát triển thị trường lao động điện tử

- Đánh giá về công tác giải quyết việc làm trong những năm vừa qua trên địa bàn thị xã Phổ Yên

Đối với người lao động:

- Những khó khăn gặp phải khi tìm cho mình một công việc phù hợp - Đánh giá về tình hình lao động và việc làm tại thị xã Phổ Yên hiện nay - Những nguyện vọng và yêu cầu của bản thân về công tác lao động và việc làm của thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)