Giải pháp 3: Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn

* Mục tiêu:

Tăng cường xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng, khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Đức, các nước Trung Đông, MaCao, Lybia,… với mức thu nhập cao; Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống phù hợp với đặc điểm lao động của thị xã như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…

Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động để XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc. Đây là thị trường có thu nhập cao rất hấp dẫn với lao động của thị xã.

Bố trí cán bộ làm công tác chuyên trách về hoạt động XKLĐ trên địa bàn xã nhằm tư vấn, hỗ trợ cho người dân về các thủ tục, chính sách XKLĐ cũng như trong công tác quản lý tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các thu tục hành chính liên quan

đến việc làm. * Nội dung:

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các xã/tổ dân phố, các ban ngành và các doanh nghiệp XKLĐ. Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã/tổ dân phố với các doanh nghiệp XKLĐ nhằm đưa được nhiều người đi XKLĐ.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành trong công tác XKLĐ nhằm hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự của công tác XKLĐ trong thị xã. Phòng LĐ-TB&XH thị xã phối hợp với các đơn vị XKLĐ tổ chức các đợt tư vấn XKLĐ cho thôn, tổ dân phố, cần phổ biến tư vấn XKLĐ ở tất cả các thị trường.

- Địa phương cũng cần cử cán bộ làm công tác XKLĐ nhiệt tình, có trình độ để hiểu và truyền đạt lại một cách chính xác các thông tin về XKLĐ cho NLĐ. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ. Thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi XKLĐ, nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như: Vai trò, ý nghĩa của XKLĐ, thị trường XKLĐ, quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ, các chính sách nhà nước về XKLĐ. Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả như: Các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, loa phát thanh ở các thôn) để thực hiện công tác tuyên truyền về lĩnh vực XKLĐ nhằm cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)