Giải pháp 5: Phát triển thị trường lao động trên địa bàn thị xã giai đoạn 2020-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Giải pháp 5: Phát triển thị trường lao động trên địa bàn thị xã giai đoạn 2020-

2020-2025

* Mục tiêu:

Đến năm 2025 hoàn thiện sàn giao dịch việc làm tại thị xã Phổ Yên, đầu tư xây dựng ít nhất một trung tâm giới thiệu việc làm cấp thị xã, trụ sở có thể đặt tại tổ dân phố phường Ba Hàng hoặc tổ dân phố phường Đồng Tiến nhằm đa dạng hoá các kênh giao dịch việc làm trên thị trường lao động thị xã, nhằm cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động trên địa bàn. Các cán bộ đáp ứng được yêu cầu, đủ trình độ tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ thị xã Phổ Yên. Sàn giao dịch việc làm được trang bị hệ thống thông tin điện tử hiện đại, đồng bộ.

* Nội dung:

Phòng LĐTB&XH thị xã Phổ Yên cần phối hợp chặt chẽ với các TTGTVL của tỉnh nhằm quản lý nhà nước về thị trường lao động thị xã. Quy hoạch, nâng cao

năng lực hoạt động và hiện đại hóa trung tâm GTVL nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Đồng bộ hệ thống thông tin thị trường lao động từ cấp tỉnh đến cấp thị xã nhằm cung cấp thông tin cho người lao động nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có hiệu quả cao. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin tại các Trung tâm GTVL, tăng khả năng tư vấn cho NLĐ.

Trang bị hệ thống thông tin điện tử đồng bộ, hiện đại để thiết lập sàn giao dịch việc làm, tạo cơ sở vật chất đồng bộ hơn.

Chú trọng, quan tâm tới đội ngũ cán bộn hân viên làm việc tại TTGTVL, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua các chính sách lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ đãi ngộ khác.

Quan điểm để phát triển thị trường lao động giai đoạn 2020 – 2025 là phát triển thị trường lao động phải gắn kết với mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển thị trường lao động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế thị xã gắn kết với việc phát triển con người; đảm bảo thực hiện hiệu quả ba chức năng cơ bản của thị trường lao động.

Phải phân bố và sử dụng lao động một cách hợp lý, quản lý,phân chia và điều tiết thu nhập, phân phối công bằng những thành quả đạt được do tăng trưởng cho tất cả mọi người trong cùng một hệ thống,

* Điều kiện thực hiện:

Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư vấn, giới thiệu việc làm tại địa bàn thị xã.

KẾT LUẬN

Trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên, chính sách tạo việc làm cho người lao động thị xã có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động; tạo nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn, góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn thị xã.

Căn cứ theo những lý luận đã được hệ thống hóa và có thể vận dụng vào xem xét đối với bối cảnh nền kinh tế cấp thị xã trong quá trình hội nhập kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động thị xã Phổ Yên đã có những hiệu quả nhất định, đáng chú ý là việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo được số lượng lớn việc làm cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp. Đồng thời, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thị xã.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tạo việc làm của nước ta nói chung và của thị xã Phổ Yên nói riêng, bằng những kiến thức đã học, quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại thị xã Phổ Yên, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở kiến thức cơ bản về việc làm và tạo việc làm, các nội dung của tạo việc làm trên địa bàn địa phương, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo việc làm. Đồng thời nêu ra cơ sở thực tiễn về công tác tạo việc làm tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và huyện Hiệp Hòa, tình Bắc Giang để rút ra những bài học quý giá.

Thứ hai, bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và các chỉ tiêu nghiên cứu, tác giả đã phân tích được thực trạng việc làm và tạo việc làm trên địa bàn thị xã Phổ Yên hiện nay. Nhận định, đánh giá những vấn đề còn bất cập về chủ trương, chiến lược, mối quan tâm của lãnh đạo tới công tác này cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm trên địa bàn.

xã Phổ Yên, tác giả thực hiện việc nghiên cứu, xác định những giải pháp phù hợp và hữu hiệu để có thể áp dụng trong thời gian tới để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút đầu tư, tăng cường xuất khẩu lao động, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển thị trường lao động. Tất cả nhằm thực hiện nhiệm vụ của đề tài đó là tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

Mặc dù vậy, tác giả cũng đã phát hiện ra những hạn chế trong các chính sách tạo việc làm của thị xã, như trong phát triển các doanh nghiệp để tạo ra việc làm tốt hơn; quy mô xuất khẩu lao động vẫn còn thấp, thị trường lao động chưa linh hoạt, vẫn chưa góp phần thúc đẩy được việc hỗ trợ các thông tin về việc làm cho người lao động, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của thị trường lao động. Trên cơ sở đó thì luận văn đã đề xuất được các giải pháp về các chính sách tạo việc làm cho người lao động thị xã để công tác tạo việc làm đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), Cuốn sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việt Nam năm 2011.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Hệ thống văn bản về người lao

động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Luật lao động 2012 (sửa đổi, bổ sung), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, 2012) hiệu lực từ 01/5/2013, NXB giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Con số và sự kiện”, Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra.

5. Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ

luật lao động về việc làm.

6. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Luận văn thạc sĩ Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Lao động Xã hội:

7. Niên giám thống kê thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015-2018.

8. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao động

nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình thị trường lao động, NXB Lao động - Xã hội,

Hà Nội.

10. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Phòng Lao động - TB&XH, Các văn bản báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác ngành LĐ-TBXH từ năm 2015 đến năm 2018.

12. Quyết định số 1201/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2015 -2025.

13. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm;

Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm.

15. Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

16. Trần Việt Tiến (2012), “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CHUYÊN GIA THỰC HIỆN PHỎNG VẤN

1. Nguyễn Công Thịnh – Phó chủ tịch UBND Thị xã Phổ Yên

2. Trần Văn Bắc – Chi cục trưởng Chi cục thống kê Thị xã Phổ Yên

3. Dương Văn Thái – Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Thị xã Phổ Yên

4. Ngô Ngọc Tâm – Phó trưởng phòng LĐ - TB – XH Thị xã Phổ Yên

5. Nguyễn Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú

6. Nguyễn Hồng Hà – Bí thư thị đoàn thị xã Phổ Yên

7. Nguyễn Văn Hiệp – Chuyên viên phòng Lao động thị xã Phổ Yên

8. Lưu Văn Hải – Chuyên viên chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên

9. Nguyễn Ngọc Lan – Chuyên viên TT DV VL thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)