5. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lào Cai
- Công tác quy hoạch du lịch: cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai tầm nhìn đến 2030. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, cần đề ra các chương trình, dự án thành phần cụ thể để thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch chung của Tỉnh.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch. Đồng thời cần thúc đẩy công tác xã hội hóa đào tạo, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tỉnh cần ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch: cần chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch phối hợp với Đài Phát thanh – truyền hình, các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông địa phương xây dựng các bản tin, phóng sự tuyên truyền quảng bá về mảnh đất và con người Lào Cai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tích cực tổ chức và tham gia các tuần du lịch văn hóa, tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam cả trong nước và nước ngoài để thông qua đó thực hiện quảng bá, xúc tiến,
liên kết du lịch để du lịch địa phương ngày càng phát triển.
- Sản phẩm du lịch: phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh của tỉnh, như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch chợ phiên, du lịch chuyên đề về hoa…
- Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: có kế hoạch thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư đểhoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đảm bảo hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh thuận tiện cho việc đi lại của du khách.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 diễn ra như thế nào?
- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 đã đạt được những kết quả gì? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?
- Để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2017- 2019 để phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể là:
+ Báo cáo Tổng kết công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2017, 2018, 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
+ Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Lào Cai.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.
+ Báo cáo công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Lào Cai năm 2017, 2018, 2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
+ Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017, 2018, 2019; phương hướng nhiệm vụ năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Mục tiêu khảo sát: tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ cán bộ quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Đối tượng khảo sát:
+ Đối tượng 1: là cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
+ Đối tượng 2: là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Số lượng mẫu khảo sát:
+ Với đối tượng 1: tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh có 24 cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch. Do tổng thể không lớn nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể. Như vậy, số mẫu cần điều tra với đối tượng 1 là 24.
+ Với đối tượng 2: vì đối tượng tổng thể khá lớn nên để xác định mẫu điều tra, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:
n=N/(1+N*e2)
Trong đó:
n: số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu e: sai số cho phép
Thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 34 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và 1.330 cơ sở lưu trú (N=1.364), chọn e = 5%, thay vào công thức trên, ta có:
n = 1.364/(1+1.364*0,052) = 309.
Như vậy, số mẫu cần điều tra với đối tượng 2 là 309.
- Nội dung khảo sát: tiến hành khảo sát về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Thang đo của phiếu khảo sát: tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 3: Phân vân; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 5: Rất đồng ý.
Bảng 2.1: Thang đo Likert
Điểm bình quân Ý nghĩa
1,81 - 2,6 Không đồng ý
2,61 - 3,4 Phân vân
3,41 - 4,2 Đồng ý
4,21- 5 Rất đồng ý
(Nguồn: Đồng Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Ngọc An, 2012) - Thời gian điều tra, phỏng vấn: từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020.
- Số lượng phiếu điều tra:
+ Đối tượng 1: tổng số phiếu phát ra là 24 phiếu; tổng số phiếu thu về là 24 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 24 phiếu; không có phiếu không hợp lệ.
+ Đối tượng 2: tổng số phiếu phát ra là 309 phiếu; tổng số phiếu thu về là 309 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 309 phiếu; không có phiếu không hợp lệ.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết
nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019. Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng thông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch
tiêu này được tính như sau: Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch = Tổng lượt khách du lịch năm t+1 × 100% Tổng lượt khách du lịch năm t
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ du lịch
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu từ khách du lịch qua từng năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ du lịch =
Tổng doanh thu từ du lịch năm t+1
× 100% Tổng doanh thu từ du lịch năm t
- Tỷ trọng khách du lịch quốc tế/tổng lượt khách du lịch
Chỉ tiêu này cho biết khách du lịch quốc tế chiếm bao nhiêu % trong tổng lượt khách du lịch đến với địa phương trong một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ trọng khách du lịch quốc tế/tổng lượt khách du lịch =
Số lượt khách quốc tế trong năm
× 100% Tổng lượt khách du lịch trong năm
- Tỷ trọng khách du lịch nội địa/tổng lượt khách du lịch
Chỉ tiêu này cho biết khách du lịch nội địa chiếm bao nhiêu % trong tổng lượt khách du lịch đến với địa phương trong một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ trọng khách du lịch nội địa/tổng lượt khách du lịch =
Số lượt khách nội địa trong năm
× 100% Tổng lượt khách du lịch trong năm
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004, sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu, diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là 6.383,88 km2, chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước. Tỉnh Lào Cai có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; - Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Lào Cai có hệ thống giao thông đa dạng, phát triển với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc; đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 264 km; có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh gồm quốc lộ 4D, quốc lộ 4E, quốc lộ 279, quốc lộ 70 với tổng chiều dài trên 400km; có 8 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài gần 300km. Với vị trí địa lý và giao thông như vậy, tạo điều kiện cho Lào Cai phát triển kinh tế xã hội, giao thương hàng hóa với các địa phương trong nước và nước bạn Trung Quốc.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Với địa hình như vậy, có thể chia Lào Cai thành 3 khu vực:
- Khu vực I: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.
- Khu vực II: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
- Khu vực III: là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi,