Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 100 - 101)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, cần coi trọng vấn đề nguồn lực con người (cả số lượng và chất lượng) là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

- Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ lao động ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng và căn cứ yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp và có hiệu quả.

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực du lịch. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực tại địa phương (người dân bản địa) phục vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm trong khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo.

- Thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao từ các địa phương khác về làm việc tại tỉnh Lào Cai. Giai đoạn 2021-2025 đào tạo mới; đào tạo, bồi dưỡng lại cho nhân lực du lịch khoảng 15.500 lượt, chia theo trình độ, trong đó: trình độ cao đẳng khoảng 2.500 người, trung cấp khoảng 5.000 người, sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 8.000 người; chia theo ngành nghề, nhóm nghề du lịch - dịch vụ là 10.000 lao động, chủ yếu là quản lý cơ sở lưu trú; lễ tân; phục vụ buồng; bàn, bar; kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật chế biến đồ uống...

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Mở các lớp đào

tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý du lịch tại địa phương, tập huấn cho cộng đồng, hướng dẫn viên tại điểm, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề du lịch.

- Có chính sách đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, kết hợp với đào tạo mới cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Ưu tiên gửi những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo ở các tỉnh, thành phố trong nước có ngành du lịch phát triển để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, áp dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình, địa phương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 100 - 101)