5. Kết cấu của đề tài
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.4.2.1. Một số hạn chế
- Công tác quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách quốc tế còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt động xúc tiến để quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách trọng điểm, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa hiệu quả. Công tác xúc tiến quảng bá chưa hiệu quả, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao, nhất là về đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết
minh viên; thiếu các cơ chế chính sách về phát triển, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
- Hiện nay các điểm du lịch của tỉnh Lào Cai chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc trưng; chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí để tạo sức hấp dẫn cho du khách; chưa có sản phẩm lưu niệm đặc trưng, ẩm thực chưa phong phú.
- Tiến độ triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm. Chưa xây dựng được quy hoạch chi tiết từng phân khu theo quy hoạch Khu du lịch quốc gia; Chưa thành lập Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Sa Pa.
- Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tình trạng tài nguyên du lịch bị xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm, một số nét văn hóa mang đậm bản sắc vùng miền đã bị ảnh hưởng từ phát triển du lịch.
- Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu điểm du lịch xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn; điểm dừng chân, ngắm cảnh tại các điểm du lịch chưa được đầu tư kịp thời; chưa xây dựng được các ki ốt tra cứu thông tin điện tử phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tăng về số lượng nhưng còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh thời vụ, chất lượng dịch vụ phục vụ còn chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp. Giá dịch vụ khá cao so với chất lượng, nhất là trong những ngày lễ tết, ngày cao điểm. Vấn đề về vệ sinh môi trường đô thị nói chung và môi trường du lịch nói riêng còn nhiều vấn đề tranh cãi; vấn đề bãi đỗ xe còn thiếu; vấn đề bán hàng rong, chèo kéo khách, tăng giá đột biến trong dịp lễ, tết, hội chưa được giải quyết triệt để.
- Hoạt động du lịch cộng đồng phát triển mạnh nhưng thiếu sự gắn kết với các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của người dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. Các dịch vụ ăn, nghỉ phục vụ khách chưa thực sự chuyên nghiệp; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của các địa phương.
- Lào Cai là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn; hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp. Nội lực của Lào Cai chưa đáp ứng được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng du lịch ở Lào Cai còn hạn chế, trong khi đó nguồn kinh phí xã hội hóa chưa được nhiều.
- Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cũng như chính quyền và cộng đồng địa phương chưa chặt chẽ; các doanh nghiệp của tỉnh kinh doanh trong lĩnh vực du lịch chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn mang tầm cỡ quốc tế.
- Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tác động từ phát triển “nóng” về du lịch, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập, giao thương phát triển. Ngân sách đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn hẹp; chưa thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư từ xã hội để cung cấp dịch vụ văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
- Hệ thống các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ; chưa hoàn thành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, chưa đề xuất được các chính sách đặc thù, đột phá để phát triển du lịch.
- Sự thay đổi về cơ cấu khách với sự gia tăng của lượng khách nội địa thường đi trong ngày hoặc thời gian đi du lịch không dài. Cơ sở vật chất, hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông tại một số địa bàn trọng điểm về du lịch như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát không đủ đáp ứng sự gia tăng đột biến về khách tại một thời điểm nhất định. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đòi hỏi vốn lớn, song nguồn hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch của Trung ương đối với tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện chủ yếu kiêm nhiệm nên thiếu năng lực và kỹ năng chuyên môn. Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch còn thiếu chiến lược dài hạn, việc xây dựng thương hiệu du lịch Lào Cai chưa được quan tâm đầu tư .
- Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa văn hóa đang là mối đe dọa lớn, ảnh hưởng và có tác động tiêu cực đối với các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đã, đang có nguy cơ mai một, đặc biệt là trang phục, lễ hội dân gian, kiến trúc nhà truyền thống, văn học dân gian.
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025
4.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025
Những năm qua, du lịch Lào Cai đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhận thức về vai trò của của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên; tổ chức bộ máy của của ngành văn hoá thể thao và du lịch từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả; các đề án, chính sách, quy hoạch lớn được triển khai thực hiện; cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch được đầu tư, tương đối đồng bộ; các sự kiện lớn về du lịch quy mô cấp tỉnh, khu vực và quốc gia được tổ chức ngày càng nhiều; đặc biệt du lịch Lào Cai đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước trở thành khâu “đột phá” trong phát triển kinh tế của tỉnh và được đánh giá là địa phương dẫn đầu khu vực Tây Bắc. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025 được xác định như sau:
- Phát triển du lịch phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung Du, miền núi Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể đảm bảo an ninh quốc phòng và phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với phát triển liên vùng của cả nước.
- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đem lại lợi ích cho cộng đồng; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Gắn phát triển du lịch với phát triển nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển du lịch, có định hướng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch; sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương phục vụ phát triển du lịch bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhằm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực du lịch, trọng tâm là xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm quốc tế giàu bản sắc, hiện đại, góp phần thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phấn đấu đưa Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của khu vực miền núi phía Bắc; là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Chú trọng đầu tư hạ tầng các khu, điểm du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; đẩy mạnh liên kết, hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá về điểm đến, thị trường khách và sản phẩm du lịch. Xây dựng Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng núi và văn hoá tầm cỡ quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu; có cơ sở hạ tầng hiện đại; dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao; nhân lực chuyên nghiệp; có thương hiệu, gắn liền với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống độc đáo các dân tộc, đáp ứng tiêu chuẩn du lịch cộng đồng Asean. Phấn đấu đến năm 2025, đưa Lào Cai trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện, văn minh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tổng lượt khách du lịch đến Lào Cai năm 2025 đạt 7,5 triệu lượt. Trong đó: khách du lịch quốc tế là 1,2 triệu lượt, chiếm 16%; khách du lịch nội địa là 6,3 triệu lượt, chiếm 84%.
- Tổng doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt 26.352 tỷ đồng. Thu nhập từ du lịch chiếm từ 15% - 17% GRDP của tỉnh.
sạn tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao là 10.000 buồng.
4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai
4.2.1. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo môi trường du lịch tốt
- Xây dựng sản phẩm du lịch chuyên nghiệp gắn với điểm đến thuộc vùng tam giác du lịch trung tâm gồm thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát, trong đó Khu du lịch quốc gia Sa Pa là trung tâm. Tập trung nguồn lực, ưu tiên phát triển 05 loại hình du lịch chủ đạo là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch đô thị, du lịch sinh thái – nông nghiệp, du lịch thể thao – mạo hiểm gắn kết với sản phẩm du lịch, chương trình (tuyến) du lịch tại Khu DLQG Sa Pa.
+ Xây dựng Bảo tàng Lào Cai thành điểm thăm quan trải nghiệm độc đáo nhất vùng Tây Bắc và trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học về di chỉ khảo cổ, văn hóa, lịch sử.
+ Triển khai xây dựng sản phẩm du lịch đô thị với các sản phẩm cụ thể như: sản phẩm du lịch vui chơi giải trí; du lịch đêm; du lịch mua sắm; MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); tìm hiểu và khám phá các di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, nhà du lịch tại thành phố Lào Cai.
+ Đẩy mạnh hợp tác phát triển 04 chuỗi sản phẩm du lịch tiêu biểu kết hợp văn hóa, sinh thái, nông nghiệp: du lịch cộng đồng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCCOP), phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và khám phá cảnh quan sinh thái thiên nhiên tại Sa Pa, Bát Xát và khu vực Tây Nam – thành phố Lào Cai.
- Xây dựng sản phẩm du lịch động lực, thúc đẩy phát triển cho vùng tam giác du lịch cửa ngõ phía Nam gồm Bảo Yên – Văn Bàn – Bảo Thắng, trong đó, Bảo Yên là trung tâm. Tập trung phát triển 03 loại hình du lịch chính là du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch mua sắm gắn với đường cao tốc và cảng hàng không, du lịch sáng tạo dựa trên sinh thái – nông nghiệp.
điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng nhằm phát triển du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa tâm linh gắn với trải nghiệm các loại hình văn hóa, trình diễn nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ẩm thực của các dân tộc Dao, Tày… tại Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn thành "con đường du lịch tâm linh" thành phố Lào Cai – Bảo Thắng – Bảo Yên – Văn Bàn.
+ Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn hỗ trợ phát triển các khu trưng bày – mua sắm/du lịch, cửa hàng lưu niệm/giới thiệu đặc sản và thủ công truyền thống địa phương gắn với trạm dừng nghỉ và nút giao ICC cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Quy hoạch và hỗ trợ phát triển các Trung tâm mua sắm/dừng nghỉ/trưng bày/diễn giải văn hóa - du lịch hỗn hợp gắn với Cảng hàng không Sa Pa và tuyến đường du lịch kết nối nút rẽ Xuân Giao đi Sa Pa.
+ Thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên sinh thái – nông nghiệp tại các điểm như: vùng nông nghiệp sinh thái dân tộc Tày – Phú Nhuận, sinh thái thác Đầu Nhuần, hoa đào Xuân Quang, Liêm Phú – Văn Bàn, Nghĩa Đô – Bảo Yên.
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo sự khác biệt cho vùng tam giác du lịch Đông Bắc gồm Bắc Hà – Si Ma Cai – Mường Khương, trong đó, Bắc Hà là trung tâm. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch chủ đạo, gồm: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng gắn với sinh thái - nông nghiệp và du lịch sáng tạo.
+ Phát triển 05 sản phẩm du lịch làng văn hóa bản sắc các dân tộc Mông, Tày, Nùng và các dân tộc khác; đầu tư xây dựng để các chợ phiên Mường Khương, Si Ma Cai, Cán Cấu, Bắc Hà và một số chợ khác trở thành sản phẩm du lịch chợ phiên tiêu biểu.
+ Đầu tư để khai thác 09 Điểm du lịch cộng đồng gắn với sinh thái – nông nghiệp Bản Phố, Thải Giàng Phố, Tả Van Chư, Bản Liền (Bắc Hà); Sín Chéng, Bản Mế (Si Ma Cai); Tung Chung Phố, Nấm Lư, Pha Long (Mường Khương).
festival cao nguyên trắng Bắc Hà (gắn với lễ hội mận, đua ngựa, chợ phiên và sắc hoa cao nguyên); giải marathon vượt địa hình quốc tế (Bắc Hà – Si Ma Cai); sản phẩm du lịch sáng tạo gắn với thể thao mạo hiểm hợp tác với Pháp.
+ Khai thác dinh thự Hoàng A Tưởng Bắc Hà thành điểm đến diễn giải Bắc Hà, kiến trúc nghệ thuật độc đáo Á – Âu và trải nghiệm cuộc sống của đồng bào địa phương; xây dựng chương trình nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống đặc sắc địa phương, biểu diễn thường xuyên tại Dinh.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng hoặc quốc tế mới thu hút khách du lịch:
+ Tổ chức khai thác, phát triển các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh đã được UBND tỉnh công nhận nhưng các địa phương chưa tổ chức quản lý, khai thác để bước đầu xúc tiến quảng bá, đầu tư sản phẩm du lịch, xây dựng mô hình quản lý, thu phí nộp ngân sách.
+ Triển khai xây dựng dựng 03 sản phẩm du lịch quốc tế Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc) để thu hút khách du lịch.
+ Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng hoặc Festival quốc tế mới (hợp tác với Pháp) thay thế cho Chương trình hợp tác 8 tỉnh Tây bắc mở