Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 102 - 109)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ du lịch

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý du lịch cấp tỉnh. Tiếp tục tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu trú du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy phép lữ hành nội địa.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, thống kê khách du lịch, đảm bảo cập nhật và có tính khoa học cao.

- Hướng dẫn Hiệp hội du lịch tổ chức đại hội Hiệp hội du lịch và thực hiện các thủ tục liên quan đến tổ chức Hiệp Hội du lịch sau khi hợp nhất.

- Tiếp tục thực hiện tổng hợp số liệu tích hợp vào mục cổng thông tin điện tử của ngành.

- Tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các huyện, tổ chức đẩy mạnh công tác thẩm định đánh giá cơ sở lưu trú du lịch, tuyên truyền hướng dẫn, kiểm tra các cơ cơ sở lưu trú du lịch chấp hành các quy định về quản lý lưu trú và các quy định liên quan.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Lữ hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Tiếp tục hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh và phòng văn hóa thông tin các huyện, thành phố thực hiện chế độ báo cáo thống kế theo Thông tư 26/2014/TT-BVHTTDL và thông tư 27/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.

KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành quan tâm, bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư các dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất du lịch và có cơ chế đặc thù cho Khu du lịch quốc gia Sa Pa theo Quyết định 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Trước mắt, cho phép thành lập Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Sa Pa theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (đơn vị cấp tỉnh) trong khi chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể của Chính phủ.

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng 06 làng du lịch văn hóa - cộng đồng tại Sa Pa, Bát Xát nhằm phát triển và trải nghiệm các loại hình văn hóa, trình diễn nghệ thuật dân gian, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán, tinh hoa ẩm thực, trang phục, kiến trúc, lối sống của 06 dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó (Sa Pa) và Hà Nhì (Bát Xát).

- Đồng ý về chủ trương và bố trí nguồn lực xây dựng công trình Nhà biểu diễn nghệ thuật truyền thống tỉnh Lào Cai (thuộc đối tượng của Chương trình mục tiêu văn hóa).

- Cho phép bố trí vốn từ Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016–2020 đối với 03 Dự án đường du lịch thuộc đối tượng của Chương trình, gồm: Đường du lịch Hòa Sử Pán 2 (xã Mường Hoa) - Lếch Mông - Lếch Dao (xã Thanh Bình), thị xã Sa Pa; Đường du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) - Ý Lình Hồ - San II (Phường Cầu Mây), thị xã Sa Pa; Đường du lịch Trung Chải - Tả Phìn, thị xã Sa Pa;

- Xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn 2030, trong đó chú trọng nội dung xúc tiến du lịch khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

việc hỗ trợ kỹ thuật, kêu gọi tài trợ của nước ngoài trong việc đầu tư và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Tỉnh.

- Cung cấp thông tin, điều phối và phối hợp với các tỉnh trong đó có Lào Cai trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền, phát triển du lịch.

- Nghiên cứu những chính sách đặc thù cho các tỉnh biên giới, đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn trong đó có Lào Cai. Một trong những chính sách đó là các điều kiện kinh doanh, điều kiện hành nghề như giảm bớt hoặc thay thế những điều kiện cấp thẻ cho hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số (không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp mà thay vào đó là điều kiện qua các lớp bồi dưỡng bắt buộc).

3. Kiến nghị với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực để xây dựng sản phẩm du lịch mới, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch để phục hồi, duy trì ổn định và phát triển du lịch của tỉnh khi dịch Covid được khống chế.

KẾT LUẬN

Đề tài: “Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai” với mục tiêu từ việc phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch, gồm: lý luận chung về du lịch (khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường); lý luận chung về phát triển du lịch (khái niệm, nguyên tắc, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch). Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang và tỉnh Quảng Ninh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cho tỉnh Lào Cai.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019. Qua phân tích cho thấy, công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường đảm bảo đồng bộ và hiệu quả; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư và cải thiện đáng kể; Hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết, phát triển sản phẩm du lịch diễn ra sôi động, các sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức thường xuyên; Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách du lịch; Tổng lượt khách du lịch và tổng doanh thu từ du lịch có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, tổng lượt khách du lịch đến với Lào Cai là 3.499.370 lượt, tổng doanh thu từ khách du lịch là 9.442,5 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến với Lào Cai là 5.106.851 lượt, tổng doanh thu từ khách du lịch là 19.203,0 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế, đó là: cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa hiệu quả; Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chất

lượng cao; Tiến độ triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm; Vẫn còn tình trạng tài nguyên du lịch bị xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm, một số nét văn hóa mang đậm bản sắc vùng miền đã bị ảnh hưởng từ phát triển du lịch; Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu điểm du lịch xuống cấp nghiêm trọng; Hoạt động du lịch cộng đồng phát triển mạnh nhưng thiếu sự gắn kết với các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của người dân và bảo tồn văn hóa dân tộc.

- Dựa trên những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025, gồm: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo môi trường du lịch tốt; Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch; Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ du lịch.

1. Đồng Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc An (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

2. Nguyễn Ngọc Long (2009), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch được Quốc hội khóa XIV thông qua 19/6/2017.

4. Nguyễn Thu Phương (2018), Một số vấn đề lý luận cơ bản và sự tác động kinh tế - xã hội của du lịch, Bài viết trên Tạp chí Công thương ngày 28/08/2018.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (2017-2019), Báo cáo Tổng kết công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2017, 2018, 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, 2019, 2020.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (2017-2019), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017, 2018, 2019; phương hướng nhiệm vụ năm 2018, 2019, 2020.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (2017-2019), Báo cáo công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Lào Cai năm 2017, 2018, 2019.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2020), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2019; phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2019; phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

10. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

11. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

12. UBND tỉnh Lào Cai (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2019, phương hướngnhiệm vụ năm 2020.

PHIẾU ĐIỀU TRA

Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng

phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:………...…...…….………. 2. Cơ quan/đơn vị/doanh nghiệp:………...…………...…… 3. Địa chỉ:...

II. Thông tin phỏng vấn

Ông (Bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: “1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Phân vân; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý”.

STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa

chọn phù hợp nhất

1 Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có trình độ chuyên

môn tốt 1 2 3 4 5

2 Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai

được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn 1 2 3 4 5

3

Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau

1 2 3 4 5

4 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào

tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch 1 2 3 4 5

5

Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch

1 2 3 4 5

6 Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy

đủ nhu cầu của khách du lịch 1 2 3 4 5

Xin chân thành cảm ơn Ông (Bà)!

Ngày……tháng……năm 2020

Người được phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)