5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Các yếu tố khách quan
- Quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước
Để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã căn cứ vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ liên quan. Đây là các căn cứ pháp lý quan trọng để Lào Cai xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai. Các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ- TTg ngày 21/06/2013; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013; Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Điều kiện tự nhiên
Địa hình Lào Cai chủ yếu là núi, dọc theo dãy Hoàng Liên, xen kẽ giữa các đỉnh núi cao và thung lũng, tạo ra cảnh quan núi rừng, hang động, thác nước đặc sắc và đa dạng, hệ động thực vật phong phú, những cao nguyên với khí hậu mát mẻ. Lào Cai cũng là nơi sinh sống của 29 nhóm ngành dân tộc với lối sống và văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, hài hòa với thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên và nhân văn đã tạo cho Lào Cai tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi cao bị chia cắt nhiều nên giao thông đi lại khó khăn, suất đầu tư lớn nên cơ sở hạ tầng ở nhiều điểm còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, điều này ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch của địa phương.
- Điều kiện kinh tế xã hội
Lào Cai có tiềm năng, lợi thế khá toàn diện để phát triển kinh tế không phải địa phương nào cũng có được và tỉnh đang phát huy hiệu quả thế mạnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển biến tích cực, hợp lý với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm trên 90% tổng GRDP. Lào Cai hiện đã có cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho việc khai thác cơ hội phát triển với vai trò là “cầu nối” trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh rất nhiều tiềm năng, có thể phát triển trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch sôi động hơn trong tương lai giữa thị trường Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, Lào Cai có môi trường an ninh - chính trị ổn định, tạo điều kiện phát triển hoạt động du lịch, có sức thu hút đối với du khách vì họ có cảm giác an toàn trong các chuyến du lịch của mình.
- Chính sách của địa phương cho phát triển du lịch
Tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Đó là chính sách về tập trung đầu tư nguồn lực cho xây dựng,
phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; chính sách phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý du lịch và nguồn nhân lực phục vụ du lịch; chính sách quảng bá du lịch, liên kết với các địa phương khác trong phát triển du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.
- Nhu cầu của du khách về du lịch
Nhu cầu của du khách về du lịch hiện nay rất đa dạng và phong phú, ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng phục vụ và sự đa dạng trong sản phẩm du lịch. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng những hạn chế nhất định về cơ sở hạ tầng (chưa thực sự đồng bộ) và sản phẩm du lịch hiện nay (một số sản phẩm du lịch đang được xây dựng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách) đang tạo ra những cản trở nhất định cho hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.
- Đặc trưng sản phẩm du lịch địa phương
Mặc dù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của du khách về sản phẩm du lịch nhưng nhìn chung, sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai tương đối đa dạng, phong phú, gồm: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch chợ phiên, sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa ruộng bậc thang, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, giải Marathone leo núi quốc tế; giải đua xe đạp quốc tế một vòng đua hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc...Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.