Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2017- 2019 để phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể là:

+ Báo cáo Tổng kết công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2017, 2018, 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

+ Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Lào Cai.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

+ Báo cáo công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Lào Cai năm 2017, 2018, 2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

+ Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017, 2018, 2019; phương hướng nhiệm vụ năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Mục tiêu khảo sát: tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ cán bộ quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Đối tượng khảo sát:

+ Đối tượng 1: là cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

+ Đối tượng 2: là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Số lượng mẫu khảo sát:

+ Với đối tượng 1: tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh có 24 cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch. Do tổng thể không lớn nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể. Như vậy, số mẫu cần điều tra với đối tượng 1 là 24.

+ Với đối tượng 2: vì đối tượng tổng thể khá lớn nên để xác định mẫu điều tra, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n=N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu e: sai số cho phép

Thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 34 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và 1.330 cơ sở lưu trú (N=1.364), chọn e = 5%, thay vào công thức trên, ta có:

n = 1.364/(1+1.364*0,052) = 309.

Như vậy, số mẫu cần điều tra với đối tượng 2 là 309.

- Nội dung khảo sát: tiến hành khảo sát về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Thang đo của phiếu khảo sát: tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 3: Phân vân; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 5: Rất đồng ý.

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Điểm bình quân Ý nghĩa

1,81 - 2,6 Không đồng ý

2,61 - 3,4 Phân vân

3,41 - 4,2 Đồng ý

4,21- 5 Rất đồng ý

(Nguồn: Đồng Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Ngọc An, 2012) - Thời gian điều tra, phỏng vấn: từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020.

- Số lượng phiếu điều tra:

+ Đối tượng 1: tổng số phiếu phát ra là 24 phiếu; tổng số phiếu thu về là 24 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 24 phiếu; không có phiếu không hợp lệ.

+ Đối tượng 2: tổng số phiếu phát ra là 309 phiếu; tổng số phiếu thu về là 309 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 309 phiếu; không có phiếu không hợp lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)