Xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 65 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Về công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư: công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện công tác thẩm định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc

xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ quyết định chủ trương đầu tư các dự án. Theo Luật đầu tư, thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 35 ngày, song cơ bản đã tạo điều kiện giải quyết cho các nhà đầu tư trong thời gian chậm nhất là 20 ngày.

- Vềcông tác tổ chức rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng: công tác tổ chức rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên quan đến du lịch (đường đến các khu, điểm du lịch, đường quanh hồ, đường đi bộ) đã được UBND tỉnh nghiêm túc thực hiện. Trong giai đoạn 2017-2019, tỉnh Lào Cai đã thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp đường du lịch tại Sa Pa, Bắc Hà, gồm: 03 dự án tại Bắc Hà (Hoàng Thu Phố - Nhiều San – Tả Van Chư; Lầu Thí Ngài – Bản Phố và Thải Giàng Phố - Nậm Thố - San Sả Hồ). Tiếp tục triển khai dự án đường từ thị trấn Sa Pa đến làng Cát Cát và từ thôn San II Lao Chải - Tả Van. Triển khai dự án QL4D đoạn qua thị trấn Sa Pa (Km 100 – Km 111); đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa. Triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Sa Pả - Tả Phìn - Bản Khoang, huyện Sa Pa; xây dựng Trung tâm giao lưu văn hóa và thông tin du lịch Lào Cai. Hoàn thành tu bổ, sửa chữa di tích lịch sử Đền Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà.

- Vềphát triển các cơ sở lưu trú

Bảng số liệu 3.3 cho thấy, số cơ sở lưu trú có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 912 cơ sở lưu trú với 11.784 phòng. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.205 cơ sở lưu trú với 12.911 phòng. Số cơ sở lưu trú năm 2018 tăng 293 cơ sở ứng với tăng 32,1% so với năm 2017. Số phòng năm 2018 tăng 1.127 phòng ứng với tăng 9,6% so với năm 2017. Đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.330 cơ sở lưu trú với 15.326 phòng. Số cơ sở lưu trú năm 2019 tăng 125 cơ sở ứng với tăng 10,4% so với năm 2018. Số phòng năm 2019 tăng 2.415 phòng ứng với tăng 18,7% so với năm 2018.

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số cơ sở Số phòng Số cơ sở Số phòng Số cơ sở Số phòng Tổng số cơ sở lưu trú 912 11.784 1.205 12.911 1.330 15.326 - Khách sạn 191 5.184 210 5.610 208 6.479 + Khách sạn 5 sao 1 428 2 543 3 811 + Khách sạn 4 sao 6 680 6 680 7 802 + Khách sạn 3 sao 9 526 9 576 14 1178 + Khách sạn 2 sao 50 1.600 59 1.701 54 1.634 + Khách sạn 1 sao 125 1.950 134 2.110 130 2.054 - Nhà nghỉ 532 5.000 788 5.573 760 5.378 - Home stay 189 1.600 207 1.728 362 3.469

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

Các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ và home stay. Đối với cơ sở lưu trú là khách sạn, chủ yếu là khách sạn 01 sao và khách sạn 02 sao, khách sạn từ 3 sao trở lên chiếm tỷ trọng thấp. Những khách sạn từ 3 sao trở lên đã có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên mức tăng là không nhiều, đặc biệt đối với khách sạn 4 sao và 5 sao. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có duy nhất 01 khách sạn 5 sao và 06 khách sạn 4 sao. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 02 khách sạn 5 sao và 06 khách sạn 4 sao. Như vậy, khách sạn 4 sao giữ nguyên và khách sạn 5 sao có tăng 01 khách sạn so với năm 2017. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 03 khách sạn 5 sao và 07 khách sạn 4 sao. Như vậy, khách sạn 5 sao tăng 01 và khách sạn 5 sao tăng 01 khách sạn so với năm 2018.

nhất. Năm 2017, trong tổng số 912 cơ sở lưu trú thì có 532 cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, chiếm tỷ trọng 58,3%. Năm 2018, trong tổng số 1.205 cơ sở lưu trú thì có 788 cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, chiếm tỷ trọng 65,4%. Năm 2019, trong tổng số 1.330 cơ sở lưu trú thì có 760 cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, chiếm tỷ trọng 57,1%. Đối với cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, mặc dù số cơ sở lưu trú nhiều nhưng quy mô phòng nhỏ, trung bình chưa đến 8 phòng/nhà nghỉ.

Đối với cơ sở lưu trú là home stay, loại hình cơ sở lưu trú này đang có xu hướng tăng lên qua các năm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 189 home stay với 1.600 phòng. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 207 home stay với 1.728 phòng. Số cơ sở lưu trú là home stay năm 2018 tăng 18 cơ sở ứng với tăng 9,5% so với năm 2017. Số phòng tăng 128 phòng ứng với tăng 8% so với năm 2017. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 362 home stay với 3.469 phòng. Số cơ sở lưu trú là home stay năm 2019 tăng 155 cơ sở ứng với tăng 74,9% so với năm 2018. Số phòng tăng 1.741 phòng ứng với tăng 100,8% so với năm 2018. Như vậy, riêng trong năm 2019, số cơ sở lưu trú là home stay đã tăng 74,9% về số cơ sở và 100,8% về số phòng. Điều này cho thấy, khách du lịch đang ưa chuộng cơ sở lưu trú là home stay.

Số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai tập trung chủ yếu ở thị trấn Sa Pa, thành phố Lào Cai và huyện Bắc Hà. Mặc dù số lượng và chất lượng của các cơ sở lưu trú đã tăng lên qua các năm, tuy nhiên lượng khách du lịch đến với Lào Cai, đặc biệt là khu du lịch Sa Pa tăng đột biến vào các ngày lễ, ngày cuối tuần nên nhiều khi không thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, trang thiết bị ở nhiều cơ sở lưu trú là nhà nghỉ không đồng bộ, đã cũ và đang xuống cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn, nhà nghỉ tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke, bể bơi. Bên cạnh đó, phần

lớn các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ (dưới 10 phòng) thuộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn nhân lực hầu hết chưa qua đào tạo nên trình độ quản trị du lịch, khách sạn còn yếu. Do vậy, việc tổ chức kinh doanh du lịch nói chung còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.

- Về các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Bảng 3.4: Tình hình doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 ± % ± % DN kinh doanh lữ hành 39 30 34 -9 -23,1 4 13,3 - DN lữ hành quốc tế 25 25 32 0 0,0 7 28,0 - DN lữ hành nội địa 14 5 2 -9 -64,3 -3 -60,0

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

Bảng số liệu 3.4 cho thấy, số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang có sự tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 39 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó: số doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 25 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 64,1%; số doanh nghiệp lữ hành nội địa là 14 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 35,9%. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 30 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó: số doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 25 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 83,3%; số doanh nghiệp lữ hành nội địa là 5 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 16,7%. Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành năm 2018 giảm 09 doanh nghiệp ứng với giảm 23,1% so với năm 2017. Trong số 09 doanh nghiệp giảm này thì 100% là doanh nghiệp lữ hành nội địa. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 34 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó: số doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 32

doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 94,1%; số doanh nghiệp lữ hành nội địa là 02 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 5,9%. Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành năm 2019 tăng 04 doanh nghiệp ứng với tăng 13,3% so với năm 2018. Trong đó, số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tăng 07 doanh nghiệp, ứng với tăng 28%. Số doanh nghiệp lữ hành nội địa giảm 03 doanh nghiệp, ứng với giảm 60%. Qua phân tích cho thấy, hiệu quả kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành nội địa là rất thấp. Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa liên tục giảm qua các năm trong giai đoạn 2017-2019, thậm chí đến năm 2019, số doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ còn có 02 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)