Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 70 - 74)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

a) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Trong giai đoạn 2017-2019, tỉnh Lào Cai thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Giáo dục đào tạo; UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp có dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh trong khảo sát nhu cầu sử dụng lao động để đào tạo, cung ứng nguồn lao động tại địa phương, cụ thể là:

- Tổ chức 04 khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý cơ sở lưu trú và kỹ năng báo cáo thống kê qua phần mềm cho 400 học viên làm việc tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại huyện Sa Pa và Thành phố Lào Cai; 04 lớp bồi dưỡng kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng; chế biến món ăn và công tác đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch cho các hộ kinh doanh Homestay tại các xã phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sa Pa.

- Phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên, Cao đẳng Lào Cai tổ chức 01 lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch và 04 lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho 365 lượt hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh; Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng cho các điểm đến; nghiệp vụ điều hành tour; nghiệp vụ buồng khách sạn; nghiệp vụ

lễ tân khách sạn; bồi dưỡng kỹ năng phục vụ nhà hàng; nghiệp vụ du lịch cho lái xe du lịch, tổng số học viên tham gia là 950 người.

- Phối hợp với EU, tổ chức thành công 03 chương trình tập huấn và đào tạo cho 114 học viên, cụ thể: Hội thảo, tập huấn hợp tác giữa cơ sở Đào tạo và Doanh nghiệp trong Đào tạo Nghề Du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai với sự tham gia của 40 học viên; Tập huấn kỹ năng xây dựng chính sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm cho 50 học viên là cán bộ quản lý đến từ các các, phòng văn hóa các huyện thành phố có du lịch cộng đồng; Tập huấn kỹ năng về Quản lý Khách sạn theo bộ tiêu chuẩn VTOS cho 24 học viên đến từ các khách sạn từ 2 sao trở lên.

- Phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, 01 khóa tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý Khách sạn từ 4-5 sao, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn trong khách sạn, bảo vệ môi trường du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng công tác lễ tân, hậu cần cho đối tượng là cán bộ các sở, ban, ngành, sinh viên thu hút 410 cán bộ tham gia phục vụ Năm du lịch quốc gia 2017.

- Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai đã mở 02 lớp dạy tiếng Pháp nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng và hướng dẫn viên cho 31 học viên, do giảng viên người bản xứ dạy và cấp chứng chỉ tại Sa Pa.

- Phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam trao đổi hợp tác về đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với Tổng cục du lịch tổ chức khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch thu hút được 60 học viên tham gia. Tiếp tục phối hợp với Tổng cục du lịch thông báo tổ chức lớp tập huấn và phát động học sinh, sinh viên làm tình nguyện viên hỗ trợ khách du lịch.

- Tổ chức mở các lớp đào tạo, tập huấn theo Đề án số 3 gồm: 02 lớp tập huấn Hướng dẫn viên tại điểm, tại thị trấn Sa Pa, Lào Cai, thu hút 200 học viên

tham gia; 01 lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế thu hút 79 học viên; 01 lớp đào tạo Nghiệp vụ du lịch cho người quản lý cơ sở lưu trú và trưởng các bộ phận trong cơ sở lưu trú; 01 lớp bồi dưỡng cho các hộ Kinh doanh Homestay tại xã Tả Van, tại huyện Sa Pa, thu hút được 80 học viên tham gia.

b) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch của tỉnh Lào Cai

Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 16.851 lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch của tỉnh Lào Cai phân theo giới tính, theo trình độ đào tạo và theo lĩnh vực được thể hiện ở bảng số liệu 3.5.

- Theo giới tính: gồm lao động nam và lao động nữ. Trong 16.851 lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thì 6.285 lao động là nam giới, chiếm tỷ trọng 37,3%; có 10.566 lao động là nữ giới, chiếm tỷ lệ 62,7%. Đối với đặc thù của ngành du lịch thì tỷ lệ nữ giới làm việc trong ngành du lịch cao hơn nam giới cũng là điều dễ hiểu.

- Theo trình độ đào tạo: trong 16.851 lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thì có 5.592 lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 33,2%; có 11.259 lao động chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 66,8%. Trong số lao động đã qua đào tạo thì có 1.902 lao động đã qua đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, chiếm tỷ lệ 34%; có 2.685 lao động đã qua đào tạo ở bậc trung cấp, chiếm tỷ lệ 48%; có 1.005 lao động đã qua đào tạo ở bậc khác, chiếm tỷ lệ 18%. Nhìn chung, lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, chiếm khoảng 2/3 tổng số lao động phục vụ cho hoạt động du lịch.

Bảng 3.5: Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lào Cai thời điểm 31/12/2019

Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%)

1. Lao động phân theo giới tính 16.851 100

- Nam 6.285 37,3

- Nữ 10.566 62,7

2. Lao động phân theo trình độ đào tạo 16.851 100

- Đã qua đào tạo 5.592 33,2

+ Cao đẳng, đại học, sau đại học 1.902 34,0

+ Trung cấp 2.685 48,0

+ Đào tạo khác 1.005 18,0

- Chưa qua đào tạo 11.259 66,8

3. Lao động phân theo lĩnh vực 16.851 100

- Cơ sở lưu trú 8.521 50,6

- Cơ sở phục vụ ăn uống 3.125 18,5

- Lữ hành, hướng dẫn 1.634 9,7

- Vận chuyển khách du lịch 895 5,3

- Khu, điểm du lịch 625 3,7

- Lĩnh vực khác 2.051 12,2

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai) - Theo lĩnh vực: chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú. Trong 16.851 lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thì có 8.521 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú, chiếm tỷ lệ 50,6%. Đứng thứ hai là lao động làm việc trong các cơ sở phục vụ ăn uống. Trong 16.851 lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thì có 3.125 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú, chiếm tỷ lệ 18,5%. Đứng thứ hai là lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn. Trong 16.851 lao động phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thì có 1.634 lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn, chiếm tỷ lệ 9,7%. Chiếm tỷ lệ thấp hơn là lao động làm việc trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch và làm việc tại các khu, điểm du lịch với tỷ trọng lần lượt chiếm 5,3% và 3,7%. Lao động làm

việc trong các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng 12,2%.

Bảng 3.6: Nguồn lực hướng dẫn viên du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 ± % ± % Tổng 386 397 428 11 2,8 31 7,8 - Hướng dẫn viên quốc tế 347 356 373 9 2,6 17 4,8 - Hướng dẫn viên nội địa 39 41 55 2 5,1 14 34,1

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

Đối với đội ngũ hướng dẫn viên, số lượng có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, Lào Cai có 386 hướng dẫn viên du lịch, trong đó: 347 hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ lệ 89,9%; có 39 hướng dẫn viên nội địa, chiếm tỷ lệ 10,1%. Năm 2018, Lào Cai có 397 hướng dẫn viên du lịch, trong đó: 356 hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ lệ 89,7%; có 41 hướng dẫn viên nội địa, chiếm tỷ lệ 10,3%. Số hướng dẫn viên năm 2018 tăng 11 người ứng với tăng 2,8% so với năm 2017. Năm 2019, Lào Cai có 428 hướng dẫn viên du lịch, trong đó: 373 hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ lệ 87,1%; có 55 hướng dẫn viên nội địa, chiếm tỷ lệ 12,9%. Số hướng dẫn viên năm 2019 tăng 31 người ứng với tăng 7,8% so với năm 2018. Như vậy, số hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là hướng dẫn viên quốc tế, chiếm tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2017-2019 là 89%; số hướng dẫn viên nội địa chỉ chiếm trung bình là 11%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)