Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo môi trường du lịch tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo môi trường du lịch tốt

- Xây dựng sản phẩm du lịch chuyên nghiệp gắn với điểm đến thuộc vùng tam giác du lịch trung tâm gồm thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát, trong đó Khu du lịch quốc gia Sa Pa là trung tâm. Tập trung nguồn lực, ưu tiên phát triển 05 loại hình du lịch chủ đạo là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch đô thị, du lịch sinh thái – nông nghiệp, du lịch thể thao – mạo hiểm gắn kết với sản phẩm du lịch, chương trình (tuyến) du lịch tại Khu DLQG Sa Pa.

+ Xây dựng Bảo tàng Lào Cai thành điểm thăm quan trải nghiệm độc đáo nhất vùng Tây Bắc và trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học về di chỉ khảo cổ, văn hóa, lịch sử.

+ Triển khai xây dựng sản phẩm du lịch đô thị với các sản phẩm cụ thể như: sản phẩm du lịch vui chơi giải trí; du lịch đêm; du lịch mua sắm; MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); tìm hiểu và khám phá các di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, nhà du lịch tại thành phố Lào Cai.

+ Đẩy mạnh hợp tác phát triển 04 chuỗi sản phẩm du lịch tiêu biểu kết hợp văn hóa, sinh thái, nông nghiệp: du lịch cộng đồng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCCOP), phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và khám phá cảnh quan sinh thái thiên nhiên tại Sa Pa, Bát Xát và khu vực Tây Nam – thành phố Lào Cai.

- Xây dựng sản phẩm du lịch động lực, thúc đẩy phát triển cho vùng tam giác du lịch cửa ngõ phía Nam gồm Bảo Yên – Văn Bàn – Bảo Thắng, trong đó, Bảo Yên là trung tâm. Tập trung phát triển 03 loại hình du lịch chính là du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch mua sắm gắn với đường cao tốc và cảng hàng không, du lịch sáng tạo dựa trên sinh thái – nông nghiệp.

điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng nhằm phát triển du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa tâm linh gắn với trải nghiệm các loại hình văn hóa, trình diễn nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ẩm thực của các dân tộc Dao, Tày… tại Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn thành "con đường du lịch tâm linh" thành phố Lào Cai – Bảo Thắng – Bảo Yên – Văn Bàn.

+ Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn hỗ trợ phát triển các khu trưng bày – mua sắm/du lịch, cửa hàng lưu niệm/giới thiệu đặc sản và thủ công truyền thống địa phương gắn với trạm dừng nghỉ và nút giao ICC cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Quy hoạch và hỗ trợ phát triển các Trung tâm mua sắm/dừng nghỉ/trưng bày/diễn giải văn hóa - du lịch hỗn hợp gắn với Cảng hàng không Sa Pa và tuyến đường du lịch kết nối nút rẽ Xuân Giao đi Sa Pa.

+ Thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên sinh thái – nông nghiệp tại các điểm như: vùng nông nghiệp sinh thái dân tộc Tày – Phú Nhuận, sinh thái thác Đầu Nhuần, hoa đào Xuân Quang, Liêm Phú – Văn Bàn, Nghĩa Đô – Bảo Yên.

- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo sự khác biệt cho vùng tam giác du lịch Đông Bắc gồm Bắc Hà – Si Ma Cai – Mường Khương, trong đó, Bắc Hà là trung tâm. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch chủ đạo, gồm: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng gắn với sinh thái - nông nghiệp và du lịch sáng tạo.

+ Phát triển 05 sản phẩm du lịch làng văn hóa bản sắc các dân tộc Mông, Tày, Nùng và các dân tộc khác; đầu tư xây dựng để các chợ phiên Mường Khương, Si Ma Cai, Cán Cấu, Bắc Hà và một số chợ khác trở thành sản phẩm du lịch chợ phiên tiêu biểu.

+ Đầu tư để khai thác 09 Điểm du lịch cộng đồng gắn với sinh thái – nông nghiệp Bản Phố, Thải Giàng Phố, Tả Van Chư, Bản Liền (Bắc Hà); Sín Chéng, Bản Mế (Si Ma Cai); Tung Chung Phố, Nấm Lư, Pha Long (Mường Khương).

festival cao nguyên trắng Bắc Hà (gắn với lễ hội mận, đua ngựa, chợ phiên và sắc hoa cao nguyên); giải marathon vượt địa hình quốc tế (Bắc Hà – Si Ma Cai);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng phát triển du lịch của tỉnh lào cai (Trang 95 - 97)