Quy trình định giá hoàn chỉnh và chuẩn mực sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong cho vay, giảm tổn thất đối với ngân hàng từ đó giúp nâng cao chất lượng cho vay và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Việc xây dựng quy trình định giá theo một mẫu chuẩn quốc gia là rất cần thiết trong thực trạng yếu kém, hạn chế của thị trường định giá BĐS nước ta hiện nay. Trên thực tế, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về quy trình, quy phạm; trình tự thủ tục trong định giá BĐS thế chấp, quản lý giá BĐS hiện nay chưa đầy đủ.
Ngân hàng cần thống nhất quy trình và các bước định giá để làm tăng tính chính xác của các cuộc định giá và tăng tính chuyên nghiệp của các nhân viên định giá, tạo điều kiện cho việc quản lý giá BĐS và quản lý hoạt động định giá thống nhất trong toàn hệ thống. Trong đó, các bước thực hiện có sự tương tác cao giữa: ngân hàng dự liệu BĐS bên trong ngân hàng và thông tin BĐS trên thị trường; ý kiến độc lập của chuyên viên thẩm định và ý kiến của chuyên gia bên ngoài ngân hàng, giá thẩm định với khung giá đất theo quy định của nhà nước, giá thẩm định với giá thị trường, kết quả thẩm định BĐS không chỉ đáp ứng được các yêu cầu đề ra của ngân hàng mà phải được khách hàng hài lòng và chấp nhận.
Thứ nhất, xây dựng bước lập kế hoạch trong quy trình định giá BĐS
Tại Sacombank, bước lập kế hoạch định giá vẫn còn chưa được quy định chi tiết trong quy trình. Lập kế hoạch định giá là việc dự kiến trước các công việc cần phải làm khi thực hiện ĐGBĐS một cách có hệ thống, theo thứ tự nhất định, trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định. Lập kế hoạch ĐGBĐS xuất phát từ yêu cầu của chính cuộc định giá và đòi hỏi người định giá phải tuân theo đầy đủ
nhằm bảo đảm việc ĐGBĐS có hiệu quả và chất luợng. Do vậy, việc lên kế hoạch định giá nhằm xác định rõ những buớc công việc cần làm và thời gian thực hiện từng buớc công việc để hoàn thành công tác định giá đúng thời hạn.
Căn cứ vào hồ sơ ĐGBĐS, cán bộ định giá cần:
• Lên thời gian biểu làm việc, lên chuơng trình công tác phù hợp với thời gian cần hoàn thành công tác định giá.
• Lên kế hoạch thu thập các tài liệu liên quan đến bất động sản và tình trạng chung của bất động sản nhu: quy hoạch, môi truờng, chính sách Nhà nuớc, tình hình thị truờng, cung cầu... cán bộ định giá cũng cần xác định nơi sẽ tiến hành thu thập tài liệu.
• Lên kế hoạch khảo sát thực tế bất động sản cần định giá và các bất động sản so sánh nếu sử dụng phuơng pháp so sánh trực tiếp hoặc các phuơng pháp khác có sử dụng yếu tố so sánh.
• Xác định phuơng pháp ĐGBĐS
• Lập đề cuơng báo cáo kết quả thẩm định giá.
Thứ hai, chú trọng bước thu thập và phân tích thông tin.
Trong quy trình định giá sáu buớc của Sacombank, có thể nhận thấy buớc phân tích thông tin thu thập chua đuợc quy định chi tiết cụ thể. Phân tích thông tin là một trong những công việc quan trọng, ảnh huởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của công tác định giá. Tuy nhiên, trong quy trình nêu trên thì buớc này không đuợc cụ thể hoá một cách rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ định giá trong quá trình thực hiện. Do đó, để hoàn thiện quy trình định giá, sau khi thu thập thông tin hiện trạng tài sản, cần phải tiến hành phân tích thông tin. Dựa trên những tài liệu đã có, cán bộ định giá cần tiến hành các phân tích cần thiết.
Thứ ba, hoàn thiện việc lập báo cáo định giá và các giấy tờ liên quan.
Trong quá trình soạn thảo văn bản, biên bản định giá, tờ trình, Sacombank nên xây dựng một hệ thống duy nhất dành cho cán bộ thẩm định để có thể xuất ra ngay một bộ hồ sơ thẩm định thống nhất thay vì cần phải nhập và soạn thảo vào khá nhiều giấy tờ, văn bản khác nhau. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho cán bộ thẩm định, đồng thời hệ thống hóa các báo cáo thẩm định giúp việc phát hiện sai sót dễ
dàng và chính xác hơn.