5. Kết cấu luận văn:
1.2.6. Nguyên nhân dân đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân
Tong dư nợ
1.2.6. Nguyên nhân dân đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngânhàng hàng
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan:
1.2.6.1. Các nguyên nhân khách quan
Nhóm nguyên nhân này bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường xã hội.
Môi trường kinh tế: tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu ảnh hưởng tác động trực tiếp của môi trường kinh tế - xã hội. Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi chủ thể , trong đó có cả ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, tăng trưởng ổn định, người đi vay sẽ kinh doanh thuận lợi, tạo doanh thu, khả năng hoàn trả ngân hàng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái thì sức mua giảm sút , khả năng phát triển sản xuất kinh doanh kém, tất cả điều đó tác động xấu đến hoạt động của các chủ thể vay vốn, có thể làm giảm khả năng thu hồi vốn của tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó những thay đổi ,điều chỉnh về cơ chế, về chính sách kinh tế vĩ mô ... cũng có thể đặt doanh nghiệp vào những tình huống khó khăn có thể theo nguy cơ thiệt hại cho ngân hàng.Những điều này không chỉ giới hạn trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà các biến động về kinh tế tài chính trên thế giới đều có ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng , nhất là khi quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chỉ với các diễn biến của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng, tỷ giá thay đổi,. cũng đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.
Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro tín dụng. Đó là sự thiếu đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp thi hành luật và sự tuân thủ không nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia kinh doanh và các ngành nghề có liên quan. Chính
Khoá luận tốt nghiệp 1 7 Học viện Ngân Hàng
nhân tố môi trường này đã không đảm bảo tạo ra một trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không tạo ra tính an toàn cho các hoạt động kinh doanh. Một môi trường pháp lý không hoàn chỉnh vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng, vừa tạo ra khe hở để kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Bên cạnh đó những thay đổi ,điều chỉnh về cơ chế, về chính sách kinh tế vĩ mô ... cũng có thể đặt doanh nghiệp vào những tình huống khó khăn có thể theo nguy cơ thiệt hại cho ngân hàng.
Nhân tố xã hội: nhân tố xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Tín dụng là sự vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin. Do đó, đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro tín dụng trong trường hợp lợi dụng long tin để lừa đảo, hoặc do trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết dẫn tới hiểu chưa đúng đắn bản chất của hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng, kinh doanh kém hiệu quả gây tổn thất với ngân hàng, hoặc do sự thay đổi yếu tố tâm lý xã hội cũng có khả năng hạn chế việc trả nợ.
Ngoài ra , rủi ro tín dụng còn chịu tác động của các biến cố như thiên tai, chiến tranh. không thể lường trước có tác động trực tiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch trả nợ vay của người đi vay.
1.2.6.2. Các nguyên nhân chủ quan
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
*Các nguyên nhân thuộc về khách hàng
Theo thống kê cho thấy, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng xuất phát từ khách hàng là phổ biến nhất bởi khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay . Nhân tố này rất đa dạng , nhưng có thể phân chia thành hai trường hợp chính sau đây:
Thứ nhất, do khách hàng kinh doanh thua lỗ , dẫn tới mất khả năng trả nợ. Nguyên nhân có thể do năng quản lý kinh doanh kém, sử dụng vốn vay sai mục đích ... Hơn nữa , doanh nghiệp có tỷ lệ vốn tự có thấp,lại lao theo những cơ hội đầy mạo hiểm, đến khi gặp rủi ro thì doanh nghiệp phải gánh chịu kéo theo rủi ro cho ngân hàng.
Thứ hai, do khách hàng không tuân thủ theo các quy định, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng . Nhiều trường hợp , khách hàng chủ ý cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch, làm cho ngân hàng đánh giá sai về năng lực tài chính của họ, thậm chí có khách hàng đủ năng lực tài chính để thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng, nhưng vẫn cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa vụ. Việc khiếu kiện cũng chủ là giải pháp bị động, bất đắc dĩ, làm chi phí tốn kém. Hơn nữa, nếu các cơ quan pháp luật điều tra thiếu khách quan, xét xử thiếu công bằng thì ngân hàng phải chịu thiệt hại cả hữu hình lẫn vô hình.
Như vậy khách hàng vừa là người mang lại thu nhập cho ngân hàng, đồng thời đưa lại cho ngân hàng cả những nguy cơ rủi ro. Cho nên, nếu hạn chế được những nguy cơ đó sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận cho ngân hàng.
*Nguyên nhân phía ngân hàng
Ngoài nhân tố ảnh hưởng từ phía nhân tố khách hàng , rủi ro tín dụng cũng chịu ảnh hưởng bởi nguyên nhân từ phía ngân hàng, bởi ngân hàng là người quyết định có cho vay hay không. Những ảnh hưởng từq nhân tố này được tổng hợp như sau:
Trước tiên, phải kể tới sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Nếu cán bộ làm công tác ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, non kém về trình độ , về năng lực nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng xử ký thông tin và thấm định dự án, đánh giá khách hàng thiếu chính xác , xác định kỳ hạn của các khoản vay chưa phù hợp, không có khả năng theo dõi các khoản tín dụng đã cấp, từ đó dẫn đén chất lượng tín dụng thấp, mức độ rủi ro cao. Gắn liền với hạn chế năng lực là vẫn đề về phấm chất đạo đức của cán bộ. Tư chất đạo đức kém, thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho con người dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ vật chất, có thể hành động trái đạo lý, trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng.
Thứ hai là vấn đề chất lượng thông tin thấp. Thông tin ở đây bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính. Có thể khái quát những thông tin liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây và nhu cầu trong hiện tại của khách hàng và những thông tin phản ánh trình độ, năng lực quản lý, uy tín, quan hệ của khách hàng, tình hình kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển, quan hệ
Khoá luận tốt nghiệp 1 9 Học viện Ngân Hàng
cung cầu cạnh tranh của một ngành kinh doanh trên thị trường. Yêu cầu đối với thông tin là phải chính xác, đầy đủ, kịp thời.
Thứ ba là nhân tố chính sách tín dụng của ngân hàng . Neu chính sách tín dụng không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể tạo ra nhiều rủi ro. Thí dụ như nhiều ngân hàng lại quá chú trọng vào việc có hay không có tài sản thế chấp, chỉ đặt ra yêu cầu có thế chấp đầy đủ là được nhận tín dụng, dẫn đến việc nới lỏng trong thấm định cũng như giám sát thực hiện hợp đồng. Trong nhiều trường hợp có khi một tài sản thế chấp được quay vốn nhiều lần để rút vốn ngân hàng mà không bị phát hiện , nhất là khi vài ngân hàng cùng cho vay một số đối tác làm ăn quen thuộc. Các ngân hàng có xu hướng muốn nhanh chóng tăng số dư nợ , nhưng việc mở rộng tín dụng quá nhanh cũng đe dọa gây tình trạng quá tải, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng. Như vậy, một chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, không phù hợp cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.
Một ảnh hưởng nữa góp phần quan trọng thêm mức độ rủi ro của các khoản tín dụng là do ngân hàng không thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, thể lệ tín dụng ; những nguyên tắc quy chế cầm cố, bảo lãnh, thế chấp... Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bất thường của ngân hàng cũng sẽ càng lớn, nếu như không có hoặc trích lập thiếu các khoản dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, những sai phạm này tương đối dễ phát hiện và khắc phục hơn so với những nguyên nhân khác.