Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 074 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN ĐỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 29 - 36)

5. Kết cấu luận văn:

1.3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

> Xây dựng chiến lược quản trị phù hợp

Xây dưng chiến lược quản trị phù hợp là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động phức tạp như hiện nay , đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có chiến lược rõ ràng trong việc quản trị rủi ro tín dụng, bởi vì đó là “kim chỉ nang” cho hoạt động tín dụng. Một chiến lược rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao, nhất là trong điệu kiện hội

nhập của nền kinh tế với khu vực và thế giới. Bên cạn đó do hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hoạt động ngân hàng nên chiến lược quản trị này có sức ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự tồn tại của ngân hàng.Vì thế mà đưa ra chiến lược quản trị phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng.

> Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng

Trong khi thực hiện quy trình tín dụng cần phải tuân thủ theo đúng quy trình xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra trước , trong và sau khi cho vay.

Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay,.. .Thông qua đó ngân hàng ra quyết định cho vay, trong khi cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra giám sát khách hàng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích.Qua đó ta thấy, nếu cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc đúng quy trình sẽ hạn chế được rủi ro cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro để xử lý.

> Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và chấm điểm tín dụng

Phân tích tín dụng: có nhiều cách tiếp cận được các ngân hàng sử dụng như : SWOT, CAMPARI, 6C... Bằng các phương pháp này ngân hàng có thể đánh giá được năng lực tài chính, tư cách của khách hàng, ... đảm bảo khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu tín dụng, có mức rủi ro ngân hàng chấp nhận được, phát hiện các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để phòng ngừa.

Chấm điểm tín dụng là phương pháp Ngân hàng sử dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như: mô hình phân biệt tuyến tính Altman, mô hình điểm tín dụng, mô hình cho điểm theo chỉ tiêu,. các công cụ này cho ngân hàng cái nhìn cụ thể hơn về khách hàng giúp tăng tính an toàn, giảm rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

> Yêu cầu tài sản đảm bảo

Các yêu cầu TSĐB của ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên việc thực hiên

Khoá luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân Hàng

hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng, và của bản thân ngân hàng cho vay.

Để hạn chế rủi ro tín dụng thì khâu đảm bảo tín dụng cần phải lưu ý những vấn đề sau:

- Đối với cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Cần đánh giá chính xác tính sở hữu tài sản, có trong tình trạng tranh chấp hay không?

Đánh giá tính thị trường của tài sản hiện tại và tương lai, xác định rõ mức độ hao mòn của tài sản trong thời hạn đảm bảo.

Trình tự thủ tục tiến hành phải phù hợp với quy định của pháp luật và của ngành.

- Đối với cho vay có bảo lãnh

Đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính và ý thức sẵn sàng thanh toán của ngưòi bảo lãnh.

Đảm bảo quy đinh về thủ tục bảo lãnh. > Giám sát tín dụng

Cán bộ tín dụng luôn phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình TSĐB, tiến độ thực hiện dự án... có thực hiện đúng theo hợp đồng hay không.

Hơn nữa, mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra những rủi ro tiềm ấn, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết.

> Phân tán rủi ro tín dụng

Ngân hàng thực hiện việc phân tán nguồn vốn cho vay vào các ngành nghề, lĩnh vực hay nhóm đối tượng khách hàng khác nhau các đặc điểm khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau ;không nên tập trung qua nhiều vốn và một ngành nghề, một nhóm đối tượng khách hàng- “không nên bỏ trứng vào một giỏ” nhằm mục đích đa dạng hoá rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh hoạt các tình huống có thể xảy ra. Trong kinh doanh , ngân hàng nên phân tán rủi ro theo cách sau:

Đa dạng phương thức cho vay: sử dụng nhiều phương pháp cho vay trong hoạt động tín dung như: Cho vay hạn mức, cho vay từng lần. cho vay thấu chi,...

Đa dang hóa đối tượng khách hàng: Để phân tán rủi ro ngân hàng có thể mở rộng quy mô cho vay với các thành phần kinh tế, cho vay nhiều đối tượng và không tập trung phân khúc vào một khách hàng.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Ngân hàng có thể đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tùy theo định hướng tín dụng của toàn ngành nói chung. Tùng khu vực , vùng kinh tế nói riêng, sao cho vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận vừa hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

> Trích lập dự phòng rủi ro

Theo điều 2 của quyết định 493/2005/QĐ- NHNN:

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết . Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Việc trích lập dự phòng rủi ro cụ thể được thực hiện đối với các khoản cho vay, chia theo 5 nhóm nợ, tỷ lệ trích lập khác nhau:

Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuấn 0%

Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuấn 20%

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%

Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện trích lập và duy trì dự phòng rủi ro chung (theo điều 9 QĐ 493/2005/NHNN) bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

> Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo

Khoá luận tốt nghiệp 23 Học viện Ngân Hàng

hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau :

-Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản... không có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Cho đến nay, chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo hiểm tín dụng để quản lý phòng ngừa rủi ro cho mình và đặc biệt là cho khách hàng cá nhân.

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

> Xử lý nợ quá hạn

Xử lý nợ quá hạn :Khi một khoản cho vay có vấn đề thì không phải NHTM sẽ mất trắng. NHTM cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ.

- Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ.

-Thanh lý đối với các khoản nợ có vấn đề,nợ khó đòi được thực hiện khi việc tổ chức khai thác tỏ ra không hiệu quả. Các công cụ để thực hiện thanh lý bao gồm: phát mại tài sản thế chấp, kết hợp với cơ quan phap lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụ mua bán nợ trên thị trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI MB

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - MB

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) chính thức đi vào hoạt động năm 1994 theo quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là một pháp nhân , hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự chủ về tài chính và chủ động kinh doanh, có tài khoản mở tại ngân hàng nhà nước. Hội sở chính của ngân hàng đóng tại Hà Nội.

Ra đời từ ý tưởng xây dựng một định chế tài chính quân đội, theo chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương và lãnh đạọ Bộ Quốc Phòng, đến nay,sau gần 20 năm hoạt động và phát triển NHTMCP Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công, phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, khẳng vị thế là NHTMCP hàng đầu ở Việt Nam. Hết năm 2012, NHTMCP Quân đội đã trở thành ngân hàng cổ phần lớn thứ 4, và ngân hàng lớn thứ 8 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng giá trị tài sản 175,612 tỷ.

Với dịch vụ và sản phàm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu, đồng thời mở rộng mạng lưới bao phủ khắp cả nước với Hội sở chính tại TP.Hà Nội, 01 Sở giao dịch,2 chi nhánh tại Lào, 196 chi nhánh và phòng giao dịch tính đến tháng 6/2012.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân đội hình thành một loạt các đơn vị thành viên trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán ( Công ty Thăng Long- TSC), bất động sản ( công ty MB Land), quản lý tài sản ( công ty quản lý nợ và khai

Khoá luận tốt nghiệp 25 Học viện Ngân Hàng

trong 19 năm qua , với tầm nhìn trở thành một ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, Ngân hàng Quân đội đang tiến tới xây dựng một tập đoàn vững mạnh.

Trong suốt thời gian hoạt động, đặc biệt là 5 năm gần đây, NH gặp không ít khó khăn khi nền kinh tế xuống dốc, nhưng với thị phần riêng biệt ( ngành quân đội) so với các NH khác, NH có thể tăng trưởng quy mô tín dụng , huy động hay lợi nhuận mà không gặp phải sự trở ngại cạnh tranh gay gắt . Trong 6 tháng đầu năm 2012, khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng từ 1 - 2%, MB vẫn tăng trưởng tín dụng 11,5% trong khi nợ xấu vẫn giữ ở mức quy định. Những kết quả này không những giúp MB khẳng định vị trí của mình trong hệ thống mà còn giúp NH giữ vững được niềm tin của khách hàng, là động lực vững chắc cho NHTMCP Quân đội vượt qua khó khăn, ngày càng phát triển.

Với nỗ lực phát triển không ngừng, MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng. Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, giải thưởng sao vàng đất Việt...

Ngân hàng đạt được những bước phát triển hiện nay, trước hết là nhờ chiến lược và định hướng đứng đắn trong hoạt động trong hoạt động kinh doanh, sự thống nhất cao trong quản trị và điều hành giữa Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo ngân hàng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nghiệp của ngân hàng. Sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước, sự giúp đỡ của các ngân hàng bạn bè và của các cơ quan hữu quan là niềm cổ vũ to lớn, góp phần không nhỏ trong thành công của Ngân hàng TMCP Quân đội trong những năm qua.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Hội đồng quản tri của ngân hàng có nhiệm kì 4 năm, kể từ Đại hộ cổ đông thường niên ngày 15/6/2009, gồm có sáu (06)thành viên: Chủ tịch, hai (02)phó chủ tịch, bốn (04) ủy viên khác, Ban kiểm soát gồm có bốn(04) thành viên và Ban điều hành gồm chín(09) thành viên

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền %∕ΣNV Số tiền %∕ΣNV Số tiền %∕ΣNV Tiền vay từ

NHNN 9 8.76 % 9,23 488 % 0,32

MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2008-2012

Một phần của tài liệu 074 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN ĐỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w