5. Kết cấu luận văn:
2.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quân
Quân
đội
2.3.2.1. Những mặt tồn tại
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, song MB vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định về năng lực quản trị rủi ro theo các khía cạnh như sau:
7
Thứ nhất, tình trạng nợ quá hạn tăng cao vượt mức 5% năm 2012, đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên đến 1,84% cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng là khá cao. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, thực trạng này còn do quy trình thấm định chưa hiệu quả dẫn đến việc cho vay thiếu chính xác. Điều này buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro là giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ hai, việc cho vay tập trung vào các tổ chức kinh tế ( tỷ trọng cho vay khoảng 80%/ tổng dư nợ) cụ thể là các khách hàng là doanh nghiệp, trong khi các đối tượng này rất nhạy cảm với biến động thị trường và các chính sách kinh tế dẫn tới việc tăng nợ quá hạn tại nhóm đối tượng này ; và có thể trở thành nợ xấu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Thứ ba,các khoản cho vay ngắn hạn tăng nhanh với tốc độ tăng 135%/ năm cùng với đó nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn cho thấy chất lượng các khoản vay này thấp có thể gây nguy cơ rủi ro tín dụng của MB .
Thứ tư, hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu tính đồng bộ . Hệ thống các công cụ đo lường và quản trị rủi ro còn khá nghèo nàn.Hiện nay, MB mới chỉ có hệ thống XHTD nội bộ dễ đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống bày vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:
về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình nhưng hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau đôi chút. Vì vậy trên thực tế , hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.
Phương pháp xếp hạng tín dụng MB còn mang tính chủ quan , phương pháp đánh giá hiện tại đang áp dụng là phương xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhất thông tin và cho điểm đối với rừng chỉ tiêu đánh giá theo hương dẫn cho điểm của Hội sở chính đã ban hành. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu
Khoá luận tốt nghiệp 58 Học viện Ngân Hàng
nhập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này.
Thứ năm, Quy trình tín dụng bộc lộ một số hạn chế và chưa được thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ tại một số các chi nhánh. Tại MB, cán bộ tín dụng là người kiếm khách hàng, phân tích đánh gía khách hàng, trình duyệt cho vay, kiểm tra cho trong và sau cho vay. Thực tế sau đợt kiểm tra cho thấy khâu kiểm tra sau cho vay chưa được thực hiện thật nghiêm túc. Trong thời gian vừa qua đã có những chi nhánh còn vi phạm quy trình cho vay mà ngân hàng phải xử lý.
Thứ sáu, Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa hoàn thiện. Ngân hàng mới thực hiện QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, thiết lập hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tín dụng của mình , việc sử dụng các chủ tiêu đo lường tín dụng chưa thực sự hiệu quả do thông tin do khách hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác và trung thục tuyệt đối. Dan rới việc sử dụng các chủ tiêu này để đo lường chất lượng khoản là không chính xác.
Thứ bảy, ngân hàng chưa thực sự chú trọng tới các công cụ phái sinh trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
2.3.2.2. Nguyên nhân *Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đoi, điều chỉnh cơ chế chính sách là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập , nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp chưa thực sự cử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn rườm rà. NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ ( tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả TCTD trong hệ thống ngân hàng).
Một số văn bản pháp luật chưa nhất quán, gây mâu thuan giữa các điều luật , không rõ ràng như luật đất đai, luật bảo vệ tài nguyên môi trường,... Một ví dụ điển hình chính là vụ việc huyên Tiên Lãng -Hải Phòng về việc áp dụng Luật đất đai sửa đổi năm 2003, gây thiệt hại cho người dân, và cả ngân hàng vì
nguồn vốn phát triển kinh tế rừng cúa người dân chủ yếu là do ngân hàng cho vay.
Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường kinh tế: tình hình kinh tế trong những năm vừa qua của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hết sức ảm đạm. Năm 2012 là một năm thực sự khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam. Những biến động kinh tế toàn cầu khiến cho thị trường bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao... Hoạt động các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nợ xấu cao, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống rất thấp ước đạt 8,91%. Lãi suất cho vay VNĐ giảm 5-9%, lãi suất huy động VNĐ giảm 3-6% so với cuối năm 2011. Các chương trình trọng tâm của hệ thống ngân hàng: tái cơ cấu và xử lý nợ xấu có tiến triển nhưng còn chậm, chưa tạo chuyển biến tích cực.
Qúa trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế làm cho nọ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém dễ gặp rủi ro vì đa phần các khách hàng tiềm năng đều bị các ngân hàng nước ngoài thu hút, để giữu chân khách hàng, ngân hàng buộc phải chấp nhận các khoản tín dụng kém chất lượng hơn, xác suất rủi ro cao, góp phân làm gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Thứ ba, nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo từ các khoản vay của ngân hàng thường là bất động sản hay là các phương tiện vân tải. Nguy cơ về biến động giá cả trên thị trường, khó phát mại tài sản, tài sản giảm giá trị hay thấy đoi hiện trạng.. Nhất là khi tình hình bất động sản đóng băng, các căn hộ liên tục giảm giá, cùng với đó là nền kinh tế tụt dốc, người dân giảm tiêu dùng, khiến giá trị các tài sản đảm bảo xuống thấp. Điều này cũng đã gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Thứ tư, trong thực tế hiện nay,công tác tín dụng đang bị động trong việc cập nhật thông tin từ đối tượng cho vay, nguồn gốc thông tin chủ yếu dựa vào hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án,.. có chăng nguồn thông tin ở ngân hàng cũng chỉ là tổng quan không được chi tiết cụ thể nên tính chính xác , khoa học và khách quan còn
Khoá luận tốt nghiệp 60 Học viện Ngân Hàng
nhiều hạn chế. Do vậy nguồn thông tin thu thập được để đánh giá và đưa ra quyết định cho vay là thiếu chính xác gây nhiều rủi ro và giảm lợi nhuận.
*Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng: đối với khách hàng là doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay là các doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính , bản thân họ không thấy tầm quan trọng của báo cáo tài chính nên việc lập ra các báo cáo tài chính gửi ngân hàng không tốt. Các báo cáo tài chính gửi ngân hàng có chất lượng kém : thể hiện việc thiếu thông tin, thông tin sai lệch.. Thông tín thiếu sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của các khách hàng, cán bộ ngân hàng phải đến tận doanh nghiệp để xác minh lại thông tin , gây phiền toái mất thời gian. Ngoài ra , rất ít các doanh nghiệp hiện nay thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính . Do vậy, ngân hàng khó có thể phát hiện ra sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này. Hệ quả là việc đưa ra phán quyết tín dụng đôi khi không chuấn xác.
Thứ hai, MB chưa có chiến lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn . Trong mô hình quản trị ngân hàng hiện đại, việc xây dựng một chiên lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro , đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và đạt dược những mục tiêu đề ra. Đối với MB hiện nay, chiến lược quản trị rủi ro đang được lồng vào một số văn bản quy chế hoạt động và các văn bản quy chế về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Mặc dù vậy một chiến lược tổng thể , chính thức chuấn hóa vẫn chưa được ngân hàng xây dựng , áp dụng và phổ biến rộng rãi trong hệ thống.
Thứ ba, tuy đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng tuổi đời còn trẻ , năng động nhưng trình độ về quản trị rủi ro tín dụng chưa cao. Với quy trình tín dụng như trên, cán bộ tín dụng của MB phải làm nhiều việc, do vậy mức độ chuyên sâu vào từng nghiệp vụ rất khó.Vì thế , ngân hàng chưa có đội ngũ cán bộ thấm định chuyên sâu, mặt khác khả năng thực hiện dự án cũng đang hết sức bất cập , hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà cán bộ tín dụng còn trẻ chưa được đào tạo bải bản, đối với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ thấm định chỉ
dựa trên giấy tờ chủ yếu , bản thân họ không có đủ kinh nghiệm để thấm định các dự án đó.
Thứ tư , các Ngân hàng thương mại chưa có sự hợp tác, trao đoi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh.Mặc dù vai trò của hệ thống thông tin là rất quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu và thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có thể ra quyết định cho vay hạn chế rủi ro ở múc thấp nhất. Nhưng đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN ( CIC) chưa đầy đủ, thông tin đơn điệu , không được cập nhật nên cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng.
Từ hạn chế và nguyên nhân trên, trong chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm : Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
Khoá luận tốt nghiệp 62 Học viện Ngân Hàng
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA