Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu 074 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN ĐỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 85)

5. Kết cấu luận văn:

3.2.4. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Khó khăn lớn nhất phải kể đến khâu thu thập thông tin liên quan đến quá trình như: thông tin về khách hàng, thông tin định giá giá trọ tào sản đảm bảo, thông tin về tiềm năng phát triển của dự án... Thông tin tín dụng dụng là khởi đầu cho hoạt động kinh tế và quyết định đầu tư tín dụng. Nếu hệ thông thông tin tín dụng không đầy đủ thông tin dữ liệu hoặc không chính xác thì việc phân tích khách hàng rất khó khăn, điều này dễ dẫn đến rủi ro do thông tin bất cân xứng..Xuất phát từ thực tiễn đối với hệ thống thông tin kinh tế, càn hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin:

-Đầu tiên nên lập các ngân hàng dữ liệu, tức lập tập hợp thông tin có được theo từng ngăn riêng biệt để dễ dàng quản lý sử dụng, mỗi ngăn chứa dựng những thông tin cùng tính chất và đặc điểm. Trong những năm tiếp theo nên sớm năng cấp hệ thông thông tin có sử dụng các chương trình phần mềm tin học đủ mạnh như IPCAS, và thiết lậ hệ thống bảo mật thông tin tránh trường hợp bị thất

thoát, rò rỉ thông tin.

-Tiếp theo cần đa dạng hóa các nguồn thông tin : các nguồn thông tin phải đươc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể như:

+Từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cần phải có xác nhận các kiểm toán các cấp tùy loại khách hàng vay vốn đồng thời được bổ sung , cập nhật thường xuyên.

+Điều tra qua việc thâm nhập thực tế, mua tin từ tổ chức như trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN hoặc ngân hàng phải thuê chuyên gia tư vấn thấm định về các chỉ tiêu thông số kỹ thuật. Ngoài ra việc làm này còn có thể thu thập tin tức từ các đối tác của các khách hàng hay các ngân hàng bạn để làm gia tăng sức cạnh tranh của bản thân ngân hàng mình.

+Thành lập tổ thông tin tín dụng, để bổ sung thêm một kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng nhằm hạn chế rủi ro.

+Ngân hàng chủ động xây dựng một mạng lưới thông tin liên quan tới giá trị thị trường của các tài sản đảm bảo như theo dõi diễn biến giá bất động sản, thiết bị máy móc...

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khách hàng

Như đã đề cập trong phần nguyên nhân chương 2, doanh nghiệp thường cung cấp cho ngân hàng những báo cáo tài chính chưa được kiểm toán . Vì thế , mức độ tin cậy và chính xác của thông tin này cần phải được kiểm chứng. Để giảm thiểu mức độ không đáng tin từ các thông tin của doanh nghiệp, MB cần thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ khách hàng trước, trong khi vay vốn:

-Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại, cùng phát triển. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ cới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do dó mà Ngân hàng có quan hệ với rất nhiều khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Vậy nên ngân hàng cần có hiểu biết, có thông tin chi tiết về các lĩnh vực kinh tế, xã hội mà khách hàng khó tiếp cận, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyên cho khách hàng để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như doanh

Khoá luận tốt nghiệp 7 0 Học viện Ngân Hàng

-Ngân hàng cần chủ động tìm tới khách hàng. Quan hệ tín dụng hai chiều khách hàng lựa chọn ngân hàng và ngân hàng chủ động tìm tới các khách hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo vốn vay được thu hồi đủ và đúng hạn, có lãi.Việc chủ động tìm tới khách hàng nên thực hiện đồng bộ ở bộ phận tín dụng và các bộ phận cung cấp dịch vụ khác.

-Ngân hàng nên thúc đấy công tác tiếp thị với các hình thức và phương pháp khác nhau: NH tìm mọi cách để đưa thông tin của mình đến với khách hàng nhiều và nhanh nhất, làm sao để khách hàng hiểu biết thông tin của mình đến với khách hàng đầy đủ, sâu sắc nhất. Ngân hàng có thể đưa ra thông tin rên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyề n quảng bá thương hiệu, thông tin về lợi ích sản phấm của ngân hàng từ đó xây dựng thương hiệu hình ảnh đẹp về MB.

-Ngân hàng cần mỏ rộng mạng lưới phục vụ để thu hút đông đảo quân fchungs dân cư và các doanh nghiệp mở tài khoản và vốn vay. Vận dụng các cơ chế chính sách linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục trong điều kiện có thể nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.

-Nghiên cứu và đấy mạnh việc triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ cho vay. Các khọt động này một mặt hỗ trợ khách hàng vượt qua những hạn chế trong quản lý tài chính, công nghệ kỹ thuật và cả những lựa chọn không chắc chắn , để hạn chế rủi ro xảy ra đối với khách hàng. Mặt khác việc gần gũi tiếp xúc với khách hàng thông qua hỗ trọ là phương thức giám sát tối ưu đối với việc sử dụng vốn khách hàng.

3.2.6. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Trong hoạt động tín dụng việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua việc phân tán dư nợ và đồng tài trợ. Trong thời gian tới, ngân hàng nên thực hiện một số hoạt động đồng tài trợ. Đó là những khoản tín dụng lớn , khó xác định được mức độ rủi ro mà một mình gân hàng không đủ khả năng cho vay. Biện pháp này ngân hàng cần phát huy trong thời gian tới vì chia sẻ lợi nhuận cho các nhà đầu tư khác nhưng bù lại nó đảm bảo chắc chắn hơn kết quả sẽ thu được từ việc đầu tư, và giảm được tổn thất rủi ro xảy ra với chính ngân hàng.

từng ngành nghề, đối tượng khách hàng,.. .nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng .Tuy nhiên đa dạng hóa danh mục cho vay không có nghĩa là đầu tư dàn trải , ngân hàng xây dựng cơ cấu cho vay hợp lý.Chiến lược này duy trì quan hệ tôt với các khách hàng truyền thống đồng tời thu hút và mở rộng các khách hàng tiềm năng tạo cơ cấu tín dụng đa dạng.

Ngoài ra , bảo hiểm tín dụng là biên pháp rất an toàn, hiêu quả để làm giảm bớt rủi roc ho Ngân hàng. Có nhiều hình thức bảo hiểm tín dụng như: Khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh, đây là biện pháp khách hàng chủ động trang bị cho mình một sự bảo đảm khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nguồn tiên từ việc mua bỏa jieemr sẽ giúp họ trang trải được phần nào vốn vay ngân hàng; hoặc ngân hàng trực tiếp mua bỏa hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp . Đây là hình thức mua bảo hiểm hay thực chất là ngân hàng san sẻ với công ty bảo hiểm về những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Nâng cao năng lực thấm định dự án là một trong nhưng vấn đề quan trọng giúp xiết chặt mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, và mà điều kiện quan trọng nhất đảm bảo an toàn cho khoản vay là tính khả thi của dự án chứ không phải là tài sản đảm bảo. Theo đó yếu tố giúp ngân hàng tăng cường chat lượng thấm định khách hàng và dự án vay là việc chủ động tìm đến khách hàng. Khi ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải có những thông tin trước hay mói cách khác ngân hàng đã chủ động thâm rđịnh trước về khách hàng để lựa chọn, nhờ đó ngân hàng tránh được sự phan tán vào các thông tin do khách hàng chủ động cung cấp và không bị giới hạn về thời gian thấm định theo yêu cầu của khách hàng , bằng việc chủ động tìm đén khách hàng, cung cấp điều kiện ưu đãi , ngân hàng có thể dành được các khách hàng truyền thống từ ngân hàng khác. Qua đó tìm hiểu nhu cầu không những của họ mà cả các đối tác của họ , tăng cường mối quan hệ với cán bộ , ban ngành chức năng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin, tìm kiếm các dự án hiệu quả; thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi, lưu trữ thông tin. Trong quá

Khoá luận tốt nghiệp 72 Học viện Ngân Hàng

-Ngân hàng đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng qua các giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân, các giấy tờ có đầy đủ, hợp lệ để đảm bảo sự thành lập và hoạt động của doạn nghiệp là hoàn toàn phù hợp.

- Ngân hàng tiến hành đánh giá năng lực tài chính dựa trên báo cáo tài chính , các thông tin thu thập từ bên ngoài và phân tích các chỉ tiêu tài chính . Ngân hàng sử dụng những kết quả phân tích tìm ra các phương hướng để chuấn bị đối phó với vấn đề có thể nảy sinh trong qua trình thực hiện dự án.

-Dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy khâu đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn là khâu quan trọng nhất của quy trình thấm định khách hàng.

Trong công tác thấm định dự án , dù có tài giỏi mấy cũng chỉ là những phán quyết mang tính dự đoán mà thôi. Do đó , khi cho vay phải chú ý đến chất lượng an toàn tín dụng. Trong khi cho vay ngắn hạn, ngân hàng cần chú ý kiểm tra khả ăng thanh toán nhanh của khách hàng, Để đảm bảo an toàn nguồn này phải chiếm ít nhất 30%- 40% vốn vay. Khi cho vay dài hạn thì khả năng thanh toán nhanh lại bị xếp xuống hàng thứ yếu. Mấu chốt phải xem xét là tính tiên tiến của thiết bị , làm sao để sản phấm là ra có sức cạnh tranh cao. Khấu haotài sản và lợi nhuận dành ra phải đủ để trả nợ ngân hàng trước thời gian thiết bị bước vào giai đoạn lạc hậu về công nghệ . Do khoa học công nghệ ngày nay phát triển nhanh nên tuổi thọ kỹ thuật của thiết bị từ lúc ra đời đến khi lạc hậu cũng rất ngắn , thời hạn cho vay của ngân hàng không được phép vượt quá giới hạn đó.

-Trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng , đảm bảo tiền vay không phải là yếu tố hàng đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng , góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng , hiệu quả tín dụng. Để thực hiện tốt vấn đề đảm bảo tiền vay , ngân hàng cần lựa chọn để áp dụng các hình thức bảo đảm thích hợp đối với từng khoản vay , từng loại khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Để triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo tiền vay, ngân hàng cần chú ý một số vấn đề như sau:

+Thế chấp cầm cố tài sản: trong giai đoạn hiện nay cần áp dụng phổ biến với cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, đặc biệt đối với các khách hàng chưa

đủ tín nhiệm với ngân hàng.

+Bảo lãnh của bên thứ ba : được áp dụng khi khách hầng vay không đủ điều kiện thực hiện các biện pháp đảm bảo khác.

+Phân loại lỹ thuật về khách hàng và loại tài sản đảm bảo để quy định mức đảm bảo , vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, vừa đảm bảo an toàn.

+ Khi thực hiện các hình thức đảm bảo tiền vay, cần đặc biệt chú ý về điều kiện của tài sản đảm bảo, định giá tài sản phải hợp lý để tính toán mức có thể cho vay, xác định rõ phạm vi đảm bảo , quyền và trách nhiệm của mỗi bên , trách nhiệm chuyển giao tài sản, giấy tờ, năng lực tài chính, năng lục pháp lý, mức trách nhiệm của người bảo lãnh... tính pháp lý và trách nhiệm của tôt chức chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp.

+ về thủ tục trong đảm bảo tiền vay cần lập hội đồng rõ ràng, đầy đủ nội dung trên đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản đảm bảo. Ngoài ra cần lưu ý việc xác đăng ký các hợp đồng bảo đảm theo quy định.

-Việc phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn của khách hàng cũng là một bước đi không kém phần quan trọng trong khâu thấm định . Để thực hiện công tác này, các cán bộ tín dụng cần phân tích các vấn đề sau:

+Các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, GNP, tỷ giá hối đối, tỷ lệ lạm pháp.

+ Thực trạng đang diễn ra trong các ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh mà ngân hàng cho vay.

+ Sự thay đổi của hệ thống pháp luật , chính sách trong thời gian cho vay.

3.2.8. Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng

Hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng đã được xây dựng khá chi tiết và chính xác. Tuy vậy các chuyên viên quan hệ khách hàng vẫn gặp khó khăn khi áp dụng do rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là số liệu các doanh nghiệp cung cấp không chính xác.Vì thế mà các chuyên viên khách hàng không coi trọng chấm điểm tín dụng. Vì thực trạng hệ thống chấm điểm tín dụng

Khoá luận tốt nghiệp 7 4 Học viện Ngân Hàng

Nên việc thu thập thông tin chính xác từ khách hàng cũng là vấn đề được đặt ra , nó đòi hởi sự nỗ lực từ phía ngân hàng , sự hợp tác của khách h àng, và việc giám sát, chuấn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

3.2.9. Sử dụng các công cụ tín dụng

Tuy các công cụ phái sinh đã có ở Việt Nam nhưng chưa thực sự phát triển rộng rãi, với việc áp dụng các công cụ tín dụng phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng:

3.2.9.1. Chứng khoán hóa các khoản cho vay

Chứng khoán hóa tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế chấp cho vay tiêu dung và bán ra thị trường những chứng khoản được phát hành trên những tài sản đó. Khi tài sản được thanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khóa được mua trước đó. Còn ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra các sản phàm mới. Chứng khoán hóa các khoản vay : cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tư hay chi tiêu mới của ngân hàng, đảm bảo tính thanh toán cho khoản vay đóng băng; đồng thời ngân hàng có thể thu thêm khoản lệ phí qua việc quản lý những khoản vay được chứng khoán hóa. Trong khi quản lý các khoản vay được chứng khoán hóa , ngân hàng có thể đưa những khoản cho vay này ra khởi bảng cân đối kế toán , giúp loại trừ được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

3.2.9.2. Bán các khoản cho vay

Đối tác mua các khản cho vay chủ yếu là ngân hàng, quý hưu trí, công ty bảo hiểm, các công ty phi tài chính, các quỹ tương hỗ. Bán các khoản cho vay tức là chuyển nợ từ người bán hay cung ứng dịch vụ sang cho công ty mua nợ. Công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần khoản nợ của người mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra do người mua nợ gánh chịu.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biên pháopxử lý nợ còn là một hình thức tín dụng nhằm đa dạng hóa các hoạt động tín dụng , tăng cường khả năng cạnh tranh , tăng lợi nhuận. Mặt khác , các chủ thể tiến hành mua bán nợ

trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp , có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô,

Một phần của tài liệu 074 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN ĐỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 85)