5. Kết cấu luận văn:
3.2.9. Sử dụng các công cụ tín dụng
Tuy các công cụ phái sinh đã có ở Việt Nam nhưng chưa thực sự phát triển rộng rãi, với việc áp dụng các công cụ tín dụng phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng:
3.2.9.1. Chứng khoán hóa các khoản cho vay
Chứng khoán hóa tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế chấp cho vay tiêu dung và bán ra thị trường những chứng khoản được phát hành trên những tài sản đó. Khi tài sản được thanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khóa được mua trước đó. Còn ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra các sản phàm mới. Chứng khoán hóa các khoản vay : cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tư hay chi tiêu mới của ngân hàng, đảm bảo tính thanh toán cho khoản vay đóng băng; đồng thời ngân hàng có thể thu thêm khoản lệ phí qua việc quản lý những khoản vay được chứng khoán hóa. Trong khi quản lý các khoản vay được chứng khoán hóa , ngân hàng có thể đưa những khoản cho vay này ra khởi bảng cân đối kế toán , giúp loại trừ được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
3.2.9.2. Bán các khoản cho vay
Đối tác mua các khản cho vay chủ yếu là ngân hàng, quý hưu trí, công ty bảo hiểm, các công ty phi tài chính, các quỹ tương hỗ. Bán các khoản cho vay tức là chuyển nợ từ người bán hay cung ứng dịch vụ sang cho công ty mua nợ. Công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần khoản nợ của người mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra do người mua nợ gánh chịu.
Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biên pháopxử lý nợ còn là một hình thức tín dụng nhằm đa dạng hóa các hoạt động tín dụng , tăng cường khả năng cạnh tranh , tăng lợi nhuận. Mặt khác , các chủ thể tiến hành mua bán nợ
trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp , có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô, không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.
Để thực hiện biên pháp này MB nên cụ thể hóa các quy định của pháp luật nhằm đưa ra quyết định đúng dắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả, thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ để phân tích tình hình các khoản nợ và thị trường mua bán nợ để đua ra quyết định hợp lý.
3.2.9.3. Các công cụ phái sinh khác
*Hợp đồng quyền chọn * Hợp đồng hoán đổi * Hợp đồng kỳ hạn
Đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng . Khi chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút : khoản vay của khách hàng bị giảm giá hay không thể thanh toán, hợp đồng này bù đắp chi phí vay vốn và đảm bảo an toàn cho ngân hàng, đồng thời có nguồn tài chính chủ động ứng phó với những tổn thất khi nợ xấu xảy ra.