QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 31)

thương mại

Trước những rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng trong thời gian qua, chưa bao giờ vấn đề nâng cao năng lực QTRR của hệ thống ngân hàng lại trở nên cấp bách như vậy. Thực trạng rủi ro tín dụng của NHTM đã đến mức báo động và từ đó đặt ra nhu cầu phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của cơ chế kinh tế thị trường hiện nay.

Vậy, có thể quan niệm như thế nào về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM? Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể:

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận.

Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không thu hồi được nợ.

Quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời nhận diện sớm các dấu hiệu rủi ro, có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời làm giảm các tổn thất có thể xảy ra và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

Từ quan điểm trên, có thể suy luận rằng quản trị rủi ro tín dụng chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh hiện đại để giám sát, phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong

hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác, đồng thời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng.

Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM. Rủi ro tín dụng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không những cho bản thân ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế.

Đối với bản thân ngân hàng, rủi ro tín dụng khiến cho việc chi phí gia tăng (do phải trích lập bù đắp tổn thất) khiến hiệu quả hoạt động giảm, thua lỗ kéo dài. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh những khoản nợ khó đòi, sự ứ đọng vốn làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... các khoản chi phí này cao hơn khoản thu nhập từ lãi suất nợ quá hạn mà khoản thu này chưa chắc ngân hàng đã thu được. Bên cạnh đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền cho người khác vay để thu lãi và kết quả hoạt động của ngân hàng bị giảm sút.

Không những vậy, khi các hợp đồng vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới.) và dòng tiền vào (nhận tiền gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay.) tại các thời điểm trong tương lai. Trong khi đó các khoản tiền gửi của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn do đó sẽ dẫn đến khả năng thanh toán của ngân hàng bị suy yếu.

soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của NHTM. Nhưng khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý của NHTM thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chính NHTM đó, mà còn cho cả những NHTM và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chính.

Như vậy, rủi ro tín dụng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc phòng ngừa, nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Đó là nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, giảm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận và nâng cao được sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, đem lại sự ổn định cho kinh tế - xã hội.

1.2.2. Cơ sở quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng của NHTM trong những năm qua được phát triển khá mạnh mẽ và tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Mặt khác, khả năng sinh lời và nguy cơ rủi ro luôn là hai yếu tố song hành trong hoạt động tín dụng của NHTM. Vì vậy, để quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước nhu cầu sinh lời và nhu cầu giảm thiểu rủi ro để đưa ra những quyết định quan trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Một cách khái quát, có thể hình dung để thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả, trước tiên, các NHTM phải quan tâm:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức được tạo lập một cách có hệ thống, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tốt phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; phân cấp, phân quyền và uỷ quyền rõ ràng trong hoạt động của hệ thống; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ

phận; phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM phụ thuộc nhiều vào quy định về chức năng, nhiệm vụ do NHNN ban hành đối với tổ chức thực hiện quản lý tín dụng của NHTM.

- Thiết lập chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả: Chính sách tín dụng tại các NHTM đều có sự khác biệt riêng tùy thuộc vào tình hình thực tế, chiến luợc kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, các chính sách này phải dựa trên những quy định, điều khoản chính của NHNN nhu đối tuợng, lãi suất, tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay... Chính sách tín dụng đuợc xây dựng dựa trên cơ sở thực trạng nền kinh tế xã hội, những định huớng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nuớc, đồng thời phải tuân thủ những quy định trong Luật các tổ chức tín dụng. Chính sách tín dụng hợp lý tạo điều kiện cho nền kinh tế, xã hội phát triển đúng định huớng và tạo hiệu quả cao từ đồng vốn cho vay.

- Xây dựng quy trình quản trị tín dụng hiện đại, chuyên nghiệp: Quy trình tín dụng là quy định cụ thể các buớc nghiệp vụ, yêu cầu và nội dung của từng buớc nghiệp vụ từ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đến nghiệp vụ cho vay, thu nợ, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng. đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng. Quy trình tín dụng đuợc xây dựng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản trị tín dụng đuợc thống nhất, khoa học, từ đó hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Quy trình tín dụng phải xác định đuợc nguời thực hiện từng công việc và trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong quá trình cho vay. Quy trình tín dụng phải đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp lý của Nhà nuớc ban hành.

- Đánh giá, phân loại các khoản vay: Công tác đánh giá, phân loại các khoản vay nhằm sắp xếp hồ sơ vay sao cho việc quản lý một cách dễ dàng và khoa học. Truớc khi cho vay, cán bộ tín dụng cần phải thu thập, nắm bắt đầy đủ và chắc chắn các thông tin chủ yếu về khách hàng cũng nhu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đồng thời phải thuờng xuyên cập nhật thông tin thông qua việc thuờng xuyên liên hệ với khách hàng. Các thông tin này đuợc báo cáo lên Ban lãnh đạo thông qua báo cáo thẩm định hoặc báo cáo định kỳ. Trong quá trình giải ngân, uu tiên hàng đầu là phải đảm bảo số tiền vay đuợc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả; thời gian

thực hiện sẽ được hoàn tất đúng hạn và trong phạm vi số tiền được phép giải ngân. Sau khi giải ngân, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động và so sánh với kế hoạch kinh doanh; cần phải kiểm tra về tình hình thị trường, tình hình bán hàng, tình hình sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm tiền vay, giá trị của tài sản bảo đảm trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, việc tái thẩm định tài sản là bất động sản, ô tô... phải được thực hiện thường xuyên để kiểm tra đánh giá chất lượng và giá trị tài sản. Cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Quản lý nợ có vấn đề: Sau khi phát sinh khoản nợ có vấn đề, việc thực hiện quản lý thường được thực hiện qua các bước như sau:

+ Thông tin trong nội bộ: Qua quá trình quản lý các khoản vay, khi có dấu hiệu phát sinh khoản nợ vay có vấn đề, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng của khoản vay và khả năng trả nợ của người vay, cán bộ tín dụng cần phải thông báo bằng văn bản cho lãnh đạo phòng, các phòng có liên quan, ban lãnh đạo. Nội dung truyền đạt cần phải nêu rõ được: Bản chất của vấn đề và nguyên nhân; vấn đề được phát hiện ra như thế nào; những ảnh hưởng có thể phát sinh của vấn đề này đối với ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra; đề xuất về các hành động khẩn cấp mà ngân hàng cần thực hiện.

+ Kiểm tra hồ sơ khoản vay: Chuyên viên tín dụng cần ngay lập tức kiểm tra lại hồ sơ của khoản vay để biết được hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không; biến cố không trả được nợ đã xảy ra chưa hoặc biến cố không trả được nợ chắn chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần hay không; ngân hàng có những quyền gì, có những khả năng hành động nào để thực hiện những quyền này. Giai đoạn này, cán bộ tín dụng có thể tham khảo ý kiến của bộ phận pháp chế.

+ Thông tin với người vay để người vay thấy được Ngân hàng đã biết vấn đề và khẳng định lại tính chính xác của thông tin. Đồng thời, Ngân hàng kiểm tra thái độ của người vay, kế hoạch hành động của người vay.

tin trên, ngân hàng cần thay đổi xếp loại đối với khoản vay để đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng.

+ Chiến lược hành động và xử lý nợ có vấn đề: Ngân hàng cần phải nhanh chóng đề ra và thực hiện chiến lược của mình. Những hành động này phải được xây dựng một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về: Nguyên nhân thực sự của vấn đề; thái độ, hành động ban của lãnh đạo doanh nghiệp; vị thế của ngân hàng, qua đó ngân hàng xây dựng được các giải pháp giải quyết vấn đề cũng như các bước hành động.

Quá trình quản trị tín dụng đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan mới có thể hạn chế được rủi ro, trong đó ngân hàng phải tiến hành phân loại NQH, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề; thu thập và phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết khoản nợ đó; xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng, quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn chủ sở hữu khi tổn thất xảy ra.

1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của NHTM được thể hiện thông qua việc xây

dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng như thế nào. Tùy thuộc vào mỗi Ngân hàng, tùy thuộc vào quy mô, chiến lược, phương châm hoạt động, thế mạnh của từng ngân hàng trong phân khúc thị trường hoạt động, các NHTM xây dựng một quy trình quản

trị rủi ro tín dụng của riêng mình. Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc nền tảng quản trị rủi ro của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS - được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ

80) thì quy trình quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động nói chung bao gồm: Nhận

dạng RRTD, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD và tài trợ RRTD.

1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục, có hệ thống, nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống

kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.

Nhận dạng rủi ro tín dụng của một khoản vay là một nội dung quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Cần phải nhận dạng và phát hiện sớm những khoản vay xuất hiện rủi ro tín dụng để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời để giảm thiểu tổn thất tối đa cho ngân hàng. Rất nhiều quan điểm cho rằng, rủi ro tín dụng chỉ xảy ra khi khoản vay đã được phê duyệt cho vay và giải ngân. Tuy nhiên, nếu như quá trình thẩm định một khoản vay trước khi cho vay không tốt dẫn đến rủi ro tín dụng trong và sau khi cho vay có thể dẫn đến không thu hồi được gốc và lãi của khoản vay. Do vậy, theo quan điểm của tác giả nhận dạng rủi ro tín dụng là một quá trình xuyên suốt và liên tục từ lúc ngân hàng thẩm định khoản vay của khách hàng cho đến khi khách hàng hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w