Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 94 - 99)

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ có tuổi đời hoạt động khá dài so với các chi nhánh khác trên địa bàn nên Chi nhánh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên thị trường cũng như có mối quan hệ truyền thống với khách hàng. Nhìn chung, hoạt động của chi nhánh là khá tốt và góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù dư nợ tín dụng còn tương đối thấp so với quy mô nguồn vốn huy động khổng lồ của chi nhánh nhưng lợi nhuận hàng năm của chi nhánh vẫn ở mức tương đối ổn định, tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng nhưng vẫn được kiểm soát ở dưới mức quy định (kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam tỷ lệ nợ xấu dưới 5%). Cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh Láng Hạ luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng và luôn tìm giải pháp để ngày càng tăng cường, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nợ xấu ngày một gia tăng. Có thể khái quát những kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Láng Hạ như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu qua các năm của chi nhánh Láng Hạ có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng vẫn thấp hơn so với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và thấp hơn so với mức quy định. Nhận thức được thực tế đó, chi nhánh đang nỗ lực để giảm tỷ lệ nợ xấu.

có tốt hay không chính là tỷ lệ nợ xấu. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ nhìn chung đã thể hiện nhiều nỗ lực của chi nhánh trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong bối cảnh tất cả các ngân hàng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện rõ qua những con số trên bảng so sánh trên. Đặc biệt, năm 2011 khi mà cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối phó với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao 3,39% thì tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ chỉ dừng lại con số 0,88%. Trong những năm tiếp theo, do tình hình khó khăn chung trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức chung của toàn ngành và có xu hướng giảm dần. Do vậy, có thể cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng đang từng bước được quan tâm, hoàn thiện.

Thứ hai, các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng đã được Chi nhánh Láng Hạ thực hiện nghiêm túc:

Các cơ chế, chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam ra đời đã được Chi nhánh Láng Hạ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay, xếp loại khách hàng đã dược chi nhánh tập huấn cho tất cả các cán bộ tín dụng, đồng thời chi nhánh còn tổ chức kiểm tra và thi kiến thức nghiệp vụ, tuyên dương những cán bộ đạt kết quả cao. Vì vậy, các chính sách cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam được chi nhánh triển khai rất tốt trên thực tế.

Thứ ba, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng hiện tại được quy định rõ ràng và hợp lý:

Thể hiện ở việc quy định vai trò, nhiệm vụ của từng người trong quá trình cấp tín dụng, từ người thẩm định, người kiểm soát khoản vay đến người phê duyệt khoản vay. Khi khách hàng đến quan hệ với ngân hàng, cán bộ tín dụng hướng dẫn hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, sau đó cán bộ tín dụng trình trưởng (phó) phòng tín dụng thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) rồi ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cấp tín dụng vào kết quả thẩm định, cuối cùng trình lên Giám đốc (phó giám đốc phụ trách) phê duyệt khoản vay, cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý khoản vay, thu nợ, hồ sơ tín dụng có riêng một bộ phận lưu giữ. Đồng thời mức phán quyết cho vay đối với Giám đốc, phó giám đốc, giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc và của cán bộ tín dụng tại chi nhánh được quy định chi tiết, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế. Với những món vay vượt quyền phán quyết của phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt khoản vay này.

Thứ tư, công nghệ thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng đã có những bước cải tiến tích cực

Kết quả của những cải tiến đó là lượng thông tin ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Chi nhánh đã trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) nên cán bộ tín dụng dễ dàng truy cập khai thác thông tin khách hàng, từ đó giúp cho việc quyết định cấp tín dụng được chính xác.

Nguồn thông tin từ báo chí, internet cũng được Chi nhánh tạo điều kiện cho các cán bộ khai thác được dễ dàng, thuận tiện.

Chương trình giao dịch trên máy hiện nay của NHNo&PTNT Việt Nam (Chương trình IPCAS) đã được triển khai trong toàn hệ thống, ngày 11/05/2009 hệ thống chính thức triển khai IPCAS giai đoạn II, so với giai đoạn I, hệ thống đã áp dụng được yêu cầu quản lý hiện nay và không ngừng nâng cao, hoàn thiện chương trình giao dịch qua các năm. Đến nay, chi nhánh đã triển khai và vận hành hệ thống mới rất tốt, cùng với việc triển khai IPCAS trên toàn hệ thống đã giúp cho các cán bộ tín dụng truy cập thông tin của khách hàng có quan hệ với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được dễ dàng.

Thứ năm, phân loại nợ và quản lý nợ xấu thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.

Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay đã được Chi nhánh triển khai đầy đủ, hàng quý Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định. Ban lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo sát sao đến các khoản nợ có vấn đề và tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

Theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam đề nghị các chi nhánh thành lập tổ xử lý nợ đọng, điều này đã được Chi nhánh Láng Hạ thực hiện rất nghiêm túc, các thành viên trong tổ thu hồi và xử lý nợ đều là những cán bộ có trình độ và có kinh nghiệm nên trong thời gian qua, việc thu hồi nợ xấu được thực hiện hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.

Công tác thông tin, báo cáo được duy trì thường xuyên và tương đối chính xác, kịp thời do đó Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Ban lãnh đạo chi nhánh nói riêng luôn nắm chắc được tình hình trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của Chi nhánh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo tích cực và kịp thời.

Thứ sáu, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ngày càng nâng cao

là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua, bằng công tác tuyển dụng và tập trung đào tạo, đào tạo lại, trình độ cán bộ của Chi nhánh đang ngày một nâng cao. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của Ban lãnh đạo giúp cho cán bộ có điều kiện đuợc học tập, nghiên cứu, các lớp học của NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức đều đuợc Chi nhánh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng phát triển tốt. Tính đến nay hầu nhu cán bộ trong chi nhánh có trình độ đại học trở lên, chiếm trên 86%, nhiều cán bộ đã hoàn thành bậc học Thạc sĩ và có nhiều nghiên cứu, đóng góp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w