- CHI NHÁNH LÁNG HẠ
Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng thương mại với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.
Nói như vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải có đủ năng lực quản trị rủi ro nói riêng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Neu không, sẽ không có khả năng tồn tại trên thị trường.
Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ nói riêng đã gặt hái được khá nhiều thành công, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao, song hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị đề ra hiện nay.
Để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với Chi nhánh Láng Hạ thì trước hết NHNo&PTNT Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho các chi nhánh, đồng thời, chi nhánh cần phải có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để quản lý rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng, chi nhánh cần vận dụng các biện pháp đồng bộ dưới đây:
3.2.1. Nghiêm túc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau cho vay
Thẩm định khách hàng trước khi cho vay là cơ sở để đánh giá toàn diện về khách hàng. Tuy nhiên, có một thực tế là nếu thẩm định một cách chi tiết, kỹ lưỡng sẽ dẫn đến chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng; mặt khác, nếu thẩm định qua loa thì sẽ dẫn đến không nắm bắt được hết những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tín dụng thường còn trẻ về tuổi nghề và phải qua sự hướng dẫn của các đồng nghiệp đi trước, chính vì vậy, việc thẩm định gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh giá cho vay. Do đó, khi thẩm định phải luôn tuân thủ bám sát theo đúng quy trình định sẵn, việc thẩm định sẽ
không phải tốn nhiều thời gian do phải định hướng, mà vẫn có thể đảm bảo giảm thiểu được rủi ro.
Theo những kinh nghiệm của các NHTM Mỹ, họ chú trọng vào việc thẩm định trước khi cho vay hơn là việc kiểm tra sau khi cho vay, bởi có thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn thì mới đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác được. Và khi thẩm định trước khi cho vay có hiệu quả, người thẩm định, người kiểm soát khoản vay sẽ lường trước và dự báo được nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi nào, nhờ đó nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng.
Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đầy đủ. Nguồn thu nhập hoặc doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của khách hàng để trả nợ có sự thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với khoản tín dụng được cấp. Chính vì vậy, cần phải tìm hiểu và kiểm tra lại nguồn thu nhập của khách hàng một cách thường xuyên nhằm giúp phát hiện kịp thời, nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.
Sau khi cho vay, cần chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay, giúp ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Muốn thực hiện được, nhân viên ngân hàng cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng.
Khi khoản vay đến hạn, cán bộ tín dụng chủ động liên hệ với khách hàng nhắc
nợ để khách hàng có kế hoạch thu xếp tài chính trả nợ ngân hàng. Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân,
đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định
Tuy nhiên, trong những năm qua do nền kinh tế trong nuớc gặp nhiều khó khăn và biến động, thị truờng bất động sản, sắt thép, ô tô... gặp phải không ít những khó khăn về chính sách vĩ mô cũng đã khiến cho ngành tài chính ngân hàng vô hình chung nằm trong vòng xoáy của thị truờng. Nền kinh tế không ổn định khiến cho khách hàng vay trong những năm qua gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong kinh doanh, ảnh huởng đến nguồn trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao. Chính vì vậy, trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với những doanh nghiệp này là phải theo dõi sát sao tình hình hoạt động của khách hàng, huớng dẫn, tu vấn khách hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng.
Đối với những khoản vay không có bảo đảm, cán bộ tín dụng phải đánh giá mức độ tổn thất khi vỡ nợ, căn cứ vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỷ trọng của tín dụng không bảo đảm/tổng giá trị tín dụng.
Đối với những khoản vay có bảo đảm, cán bộ tín dụng xác định mức độ tổn thất khi vỡ nợ căn cứ vào: Một là, xác định giá trị của khách hàng, xem xét tài sản của khách hàng có thể bán đi và có những cách thức tin cậy giúp xác định giá trị tài sản này hay không; Hai là, xác định liệu những tài sản nhất định của khách hàng có thể đuợc thanh lý độc lập với nhau hay không khi vỡ nợ, nếu khách hàng phá sản thì còn lại đuợc những gì?
Việc thẩm định lại rủi ro tín dụng, xác định mức độ tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra là nhân tố quan trọng để ngân hàng xác định mức dự phòng rủi ro.
3.2.2. Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng ngành, từng cán bộ tín dụng tại Chi nhánh
Kể từ ngày 11/05/2009 NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai chính thức chuơng trình IPCAS giai đoạn II, theo đó chuông trình đã kiểm soát đuợc hạn mức cho vay đối với từng chi nhánh trong hệ thống, hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể và hạn mức cho vay theo từng cán bộ tín dụng. Tuy nhiên tại chi nhánh chua xây dựng hạn mức cho vay với từng ngành, từng khách hàng cụ thể, và hạn mức cho vay theo từng cán bộ tín dụng. Để giảm thiểu đuợc rủi ro có thể xảy ra trong truờng hợp Chi nhánh đầu tu
quá lớn vào một khách hàng hoặc đầu tu quá lớn vào một lĩnh vực, trong thời gian tới, Chi nhánh cần xây dựng hạn mức phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh và phù hợp với hạn mức chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp chi nhánh Láng Hạ khai thác thông tin tín dụng đuợc đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng của mình, đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro từ xa.
- Xác định hạn mức tín dụng cho từng ngành: Việc xây dựng hạn mức cho từng ngành truớc hết cần phải dựa trên những báo cáo phân tích rủi ro ngành. Do vậy, trong thời gian ngắn hạn truớc mắt, NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ nên có một bộ phận phân tích báo cáo chuyên phân tích những triển vọng phát triển và cũng nhu những rủi ro mất vốn có thể gặp phải từ các ngành để từ đó làm căn cứ, xây dựng hạn mức cụ thể cho từng ngành ở chi nhánh của mình. Trong dài hạn, kiến nghị NHNo&PTNT Việt Nam thành lập một bộ phận riêng biệt trong việc lập báo cáo để áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng. Những báo cáo này đuợc thay đổi thuờng xuyên liên tục cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Khi xây dựng hạn mức cho từng ngành cần chú ý đến cơ cấu hạn mức du nợ của từng ngành trong tổng du nợ tín dụng đồng thời không nên để hạn mức quá nhiều vào một ngành cho dù ngành đó rủi ro mất vốn rất thấp.
- Xác định hạn mức cho từng cán bộ tín dụng: Cần xây dựng cụ thể hạn mức du nợ cho từng cán bộ tín dụng trong chi nhánh. Điều này tránh truờng hợp du nợ tín dụng tập trung vào quá nhiều vào một cán bộ tín dụng dẫn đến: nếu cán bộ tín dụng đó kiến thức chuyên môn không sâu, đạo đức nghề nghiệp kém thì rủi ro rất lớn. Không những vậy, giải pháp này còn giúp tránh truờng hợp những khoản vay tín dụng lớn cán bộ tín dụng bị ép từ trên xuống. Việc xác định hạn mức tín dụng cho từng cán bộ tín dụng dựa trên những tiêu chí sau:
+ Kinh nghiệm làm việc: Những cán bộ tín dụng mới vào làm việc, kinh nghiệm chua có do vậy hạn mức cho vay đối với những cán bộ này chỉ nên ở mức thấp. Đối với những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì hạn mức cho vay của những cán bộ cao hơn.
+ Trình độ năng lực chuyên môn: cũng tùy theo năng lực chuyên môn của từng cán bộ tín dụng để từ đó đua ra hạn mức cho từng cán bộ. Năng lực chuyên môn đuợc đánh giá trên hai giác độ:
Thứ nhất, dựa trên bằng cấp của cán bộ tín dụng. Đối với những cán bộ tín dụng có trình độ đại học chính quy có hạn mức tín dụng cao hơn cán bộ tín dụng trình độ đại học tại chức...
Thứ hai, dựa trên năng lực làm việc của cán bộ tín dụng. Điều này đuợc thể hiện qua các kết quả đánh giá công việc hàng tháng, hàng quý, hàng năm, qua các kỳ thi kiểm tra chất luợng của chi nhánh hoặc trong toàn hệ thống. Cùng là cán bộ tín dụng có kinh nghiệm làm việc là 5 năm nhung cán bộ tín dụng nào năng lực làm việc tốt hơn có hạn mức cao hơn.