Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của NHTM được thể hiện thông qua việc xây
dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng như thế nào. Tùy thuộc vào mỗi Ngân hàng, tùy thuộc vào quy mô, chiến lược, phương châm hoạt động, thế mạnh của từng ngân hàng trong phân khúc thị trường hoạt động, các NHTM xây dựng một quy trình quản
trị rủi ro tín dụng của riêng mình. Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc nền tảng quản trị rủi ro của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS - được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ
80) thì quy trình quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động nói chung bao gồm: Nhận
dạng RRTD, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD và tài trợ RRTD.
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục, có hệ thống, nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống
kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Nhận dạng rủi ro tín dụng của một khoản vay là một nội dung quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Cần phải nhận dạng và phát hiện sớm những khoản vay xuất hiện rủi ro tín dụng để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời để giảm thiểu tổn thất tối đa cho ngân hàng. Rất nhiều quan điểm cho rằng, rủi ro tín dụng chỉ xảy ra khi khoản vay đã được phê duyệt cho vay và giải ngân. Tuy nhiên, nếu như quá trình thẩm định một khoản vay trước khi cho vay không tốt dẫn đến rủi ro tín dụng trong và sau khi cho vay có thể dẫn đến không thu hồi được gốc và lãi của khoản vay. Do vậy, theo quan điểm của tác giả nhận dạng rủi ro tín dụng là một quá trình xuyên suốt và liên tục từ lúc ngân hàng thẩm định khoản vay của khách hàng cho đến khi khách hàng hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng. Đây là hoạt động diễn ra liên tục không ngừng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của công ty.
về phương pháp, để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khoản cấp tín dụng có vấn đề.
S Thứ nhất, nhận dạng rủi ro trước khi cho vay:
Nhận dạng rủi ro trước khi cho vay được thể hiện qua hoạt động thẩm định khoản vay. Đây là bước quan trọng khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng. việc thẩm định khoản vay bao gồm thẩm định các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của khách hàng.
Các chỉ tiêu phi tài chính (chỉ tiêu định tính): Đây là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng bao gồm: năng lực pháp lý, ý thức trả nợ của khách hàng trong những lần vay trước... Những thông tin phi tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá được một phần nào đó những rủi ro tiềm ẩn trong mỗi khoản vay. Các tiêu chí này được thể hiện rõ nét qua mô hình
định tính về đánh giá rủi ro tín dụng (Mô hình chất lượng 6C).
Đối với mỗi khoản vay, ngân hàng đều phải trả lời được những câu hỏi căn bản: Người xin vay có thể tín nhiệm đến mức độ nào và ngân hàng biết họ đến đâu? Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền hay không? Người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào hay không? Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hoặc thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp hay không? Để trả lời được những câu hỏi này, ngân hàng cần nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6 C” của khách hàng bao gồm:
(1) Character (Tư cách người vay): Cán bộ tín dụng phải đánh giá tính đúng đắn của mục đích xin vay, xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; hoặc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đối với khách hàng mới từ: Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ Ngân hàng khác, từ các phương tiện thông tin đại chúng... Cho dù mục đích vay vốn là tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ vay khi đến hạn hay không. Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân có khả năng trả nợ nhưng không thanh toán cho ngân hàng, mà chiếm dụng vốn với mục đích cá nhân và các khoản đầu tư tìm lợi nhuận khác.
(2) Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự để ký kết hợp đồng tín dụng, xem người vay có phải là người đại diện hợp pháp của công ty hay không.
(3) Cash flow (Dòng tiền mặt): Tiêu chí này phản ánh khả năng khách hàng tạo ra tiền để thanh toán nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. Nhìn chung, người vay có 3 khả năng tạo ra tiền: tiền từ doanh thu bán hàng hay lợi nhuận; tiền từ thanh lý tài sản; tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân hàng ưu tiên
hơn về khả năng trả nợ của khách hàng theo nguồn thu từ khoản đầu tiên, vì việc thanh lý tài sản sẽ làm năng lực của khách hàng yếu đi. Ngoài ra, đó cũng là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh, khiến quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.
(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): Đây là điều kiện để Ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn trả nợ thứ hai cho Ngân hàng khi xảy ra nguy cơ không thu đuợc hồi vốn. Việc nhận bảo đảm tiền vay nhằm hai mục đích: thứ nhất, nếu nguời đi vay không trả nợ theo đúng thỏa thuận, thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản đó để thu hồi nợ; thứ hai, để ràng buộc nguời vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi tài sản bảo đảm của mình, tạo sự uy tín và trở thành khách hàng thân thiết với ngân hàng.
(5) Conditions (Các điều kiện): Tùy theo chính sách tín dụng trong từng thời kỳ, ngân hàng cần quy định những điều kiện cụ thể khi cấp tín dụng cho khách hàng. Cán bộ tín dụng cần nắm đuợc:
- Xu huớng hiện hành của công việc kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của nguời vay. Triển vọng phát triển của lĩnh vực kinh doanh đó.
- Khi những điều kiện về kinh tế thay đổi sẽ ảnh huởng nhu thế nào đến khách hàng vay vốn và khoản cho vay.
- Địa vị cạnh tranh hiện tại của khách hàng trong ngành công nghiệp và thị phần dự kiến. Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Tình hình cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm thay thế khác trên thị truờng.
- Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi truờng ảnh huởng nhu thế nào đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.
(6) Control (Kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề nhu: các thay đổi trong pháp luật có ảnh huởng đến nguời vay hay không? Yêu cầu tín dụng của nguời vay có đáp ứng đuợc tiêu chuẩn của ngân hàng về chất luợng tín dụng hay không?
Việc sử dụng mô hình này tuơng đối đơn giản, song hạn chế của nó là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhu trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
Các chỉ tiêu tài chính (chỉ tiêu định lượng): Để tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu định lượng, cán bộ tín dụng cần thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính của khách hàng + Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho - Phải thu)/Nợ ngắn hạn.
Đây là những hệ số đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Những hệ số thanh toán này quá thấp là dấu hiệu cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp có vấn đề, điều này có thể gây ra rủi ro tín dụng.
+ Nhóm chỉ tiêu về hệ số nợ.
Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản.
Hệ số nợ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động của mình. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. về nguyê n tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt làdoanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
RR RR
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = LNTT và lãi vay/Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của DN: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng đuợc bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận truớc thuế là lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng chi trả lãi của doanh nghiệp là thấp và điều này có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động.
Vòng quay hàng tồn kho = 365*Hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán
Vòng quay các khoản phải thu = 365*Khoản phải thu/Doanh thu thuần
Các hệ số này phản ánh độ dài của một chu kỳ hàng tồn kho và khoản phải thu. Tùy đặc điểm của từng ngành mà chu kỳ của hàng tồn kho và khoản phải thu khác nhau. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của hàng tồn kho và khoản phải thu quá dài so với trung bình chung của toàn ngành thì điều đó cho thấy sự tồn đọng vốn lớn của doanh nghiệp, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh huởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = LNST/Doanh thu thuần*100%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = LNST/Tổng tài sản bình quân*100% Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH = LNST/VCSH bình quân*100%
Tùy theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng tập trung sự quan tâm đến các chỉ tiêu khác nhau: Thời hạn cho vay ngắn hạn thì ngân hàng quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán ngắn hạn, nếu là thời hạn cho vay dài hạn thì ngân hàng tập trung quan tâm đến khả năng thanh toán tổng thể và mức sinh lời của doanh nghiệp. Nếu mức sinh lời của doanh nghiệp cao so với mức sinh lời chung của toàn ngành, điều này một phần đảm bảo cho khả năng thanh toán lãi vay cũng nhu chi trả một phần gốc của doanh nghiệp cho ngân hàng.
Buớc 2: Xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng và khả năng tài chính của khách hàng... Trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với khách hàng để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, áp dụng các điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.
Buớc 3: Xác định nguy cơ rủi ro của khách hàng
Có rất nhiều yếu tố gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thuờng không phải gặp tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề quan trọng là phải xác định đuợc những nguy cơ rủi ro chính đó là gì.
Bảng duới đây liệt kê tất cả các loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và các công cụ phân tích tuơng ứng để xác định nguy cơ nào là nguy cơ có thực đối với doanh nghiệp cụ thể.
1 Rủi ro hoạt động
soát đuợc hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thoát tài sản, lỗ.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ.
- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ. - Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ.
- Trình độ kinh nghiệm đội ngũ
quản lý.
- Cơ cấu tổ chức kinh doanh - Năng lực điều hành của doanh nghiệp.
- Đạo đức của chủ doanh nghiệp.
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng đầu vào.
2 RR tàichính
- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn.
- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ. - Rủi ro tỷ giá.
Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian của các số liệu qua:
- Hệ số đòn bẩy.
- Các hệ số thanh khoản. - Hệ số lợi nhuận.
- Cơ cấu nợ vay. - Đặc thù kinh doanh
3 Rủi ro quản lý
- Dòng tiền không bảo đảm - Chi phí tăng
Phân tích định lượng số liệu tài
chính để đánh giá chất lượng của doanh nghiệp, bao gồm: - Dòng tiền
- Các khoản phải thu, phải trả - Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trường - Mức độ cạnh tranh cao làm doanh nghiệp dễ mất khách hàng
- Ngành mới phát triển chưa có vị trí ổn định - Đặc thù của ngành là có mức độ biến động cao Phân tích định lượng và định tính: - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Phân tích bản chất của ngành - Tốc độ tăng trưởng của doanh
nghiệp so với doanh nghiệp khác
5 RR chính sách
- Sự thay đổi trong chính sách doanh nghiệp
Phân tích các thông tin: - Môi trường chính sách địa phương ảnh hưởng đến doanh nghiệp
- Xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp
S Thứ hai, nhận dạng rủi ro qua quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay:
Đối với quá trình giám sát sau khi cho vay, ngân hàng cần phải thuờng xuyên đánh giá lại những khoản vay của khách hàng để từ đó phát hiện kịp thời những rủi