Hoạt động kinh doanh của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 58)

thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ đuợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

Loại tiền huy động 10.002 %100 12.553 100% 13.096 100% 12.779 100% 12.107 100% Nội tệ 8.10 7 81 % 10.865 87% 11.833 90% 11.814 92% 11.460 95% Ngoại tệ 1.89 5 19 % 1.68 8 13 % 1.26 3 10% 9% 8% 647 5%

dân cư, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu.

Nguồn huy động vốn qua các năm của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ qua các năm tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2011 - 6/2015)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo TPKT trung bình từ năm 2011 - 6/2015

■Tiền gửi không kỳ hạn

■Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

■Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2011 - 6/2015)

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động theo thời hạn trung bình từ năm 2011 - 6/2015

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2011 - 6/2015)

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn huy động theo loại tiền huy động từ năm 2011 - 6/2015

Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng theo thành phần kinh tế còn chưa hợp lý và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu ở các tổ chức kinh tế lớn. Điển hình, trong tổng nguồn vốn huy động được thì của Tập đoàn Viettel đã chiếm trên 3.000 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu trên 350 tỷ đồng. Điều này hết sức bất lợi cho Ngân hàng trong vấn đề thanh khoản và duy trì nguồn vốn ổn định nếu như các tập đoàn lớn này rút vốn. Nguồn vốn huy động của ngân hàng thể hiện được sự ổn định khi tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi của ngân hàng trong việc duy trì một nguồn vốn ổn định lâu dài, tuy nhiên chi phí huy động sẽ cao hơn và rủi ro lãi suất cũng cao hơn nếu như ngân hàng không quản lý tốt về rủi ro lãi suất.

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Hoạt động này mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ qua các năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

Ngắn hạn 1.08 1 25 % 1.50 0 39 % 1.09 2 36 % 793 41 % 589 35 % Trung và dài hạn 3.19 6 % 75 12.36 % 61 11.98 % 64 11.15 % 59 41.11 % 65 Loại tiền 4.27 7 100 % 3.86 1 100 % 3.07 3 100 % 1.94 4 100 % 1.70 3 100 % Nội tệ 4.03 8 94 % 2.91 7 76 % 2.13 8 70% 1.45 4 75% 1.36 2 80% Ngoại tệ 23 9 6 % 94 4 24 % 93 5 30 % 490 25 % 341 20 %

8"^ 5^^ 8 2 3^ Doanh số bán ngoại tệ 14

7^ 7^ 13 8^^ 13 3^ 15 4 1

Doanh số thanh toán ngoại tệ 56 1" 66 ? 31 3 26 6^ 2 /2

(Nguồn: Báo cáo tông kêt qua các năm từ năm 2011-6/2015)

Dư nợ cho vay qua các năm có chi nhánh có nhiều biến động qua các năm và có xu hướng giảm. Năm 2012, dư nợ cho vay giảm đi 416 tỷ đồng so với năm 2011. Sang đến năm 2013, dư nợ cho vay tiếp tục giảm xuống còn 3.073 tỷ đồng (giảm 788 tỷ đồng, tương đương 20,4%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay của Chi nhánh đến năm 2014 chỉ còn 1.944 tỷ đồng (giảm 1.129 tỷ đồng, tương đương 36,7%) so với năm 2013. Sự suy giảm liên tục về dư nợ cho vay của Chi nhánh trong các năm từ 2011 đến 2014 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan như nền kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều bất ổn, lãi suất thị trường tăng lên liên tục và một số quy chế chính sách hạn chế tín dụng; ngoài ra, năm 2014, Chi nhánh Bách Khoa (trực thuộc Chi nhánh Láng Hạ từ năm 2011) đã được tách ra để hoạt động độc lập, ảnh hưởng tương đối lớn đến sự sụt giảm dư nợ của Chi nhánh trong năm 2014.

Cơ cấu nợ cũng có sự thay đổi qua các năm. Trong toàn bộ thời gian từ năm

2011 đến tháng 6/2015, mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm, tuy nhiên, luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn du nợ cho vay ngắn hạn. Đối tuợng cho vay chủ yếu tập trung các tổ chức, tập đoàn lớn. Điều này cũng là hợp lý khi mà tỷ trọng nguồn vốn huy động chủ yếu là của các tổ chức lớn và thời hạn dài. Nhung điều chua hợp lý ở đây là du nợ cho vay tập trung quá nhiều vào một số đối tuợng, điều này có thể giảm chi phí quản lý cho chi nhánh nhung lại tăng nguy cơ rủi ro tín dụng. Du nợ cho vay ngoại tệ qua các năm tuơng đối ổn định. Tính đến thời điểm 30/06/2015, du nợ cho vay ngoại tệ quy đổi là 341 tỷ đồng, chiếm 20% tổng du nợ. Điều này phù hợp với các chính sách ổn định thị truờng ngoại hối của Ngân hàng nhà nuớc.

2.1.2.3. Một số hoạt động kinh doanh khác

+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ tăng cuờng hợp tác, khai thác vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

Tổng số phí thu được 16 ũ" 6 5 2

Tổng thu dịch vụ ĨĨT 121 110" 97 59

Tỷ lệ trên tổng thu dịch vụ 14,2

% 9% 5,4% 5,4% 5,1%

(Nguôn: Báo cáo tông kêt qua các năm từ năm 2011 - 6/2015)

Hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng tuơng đối ổn định từ năm 2011 đến năm 2014. Điều này là hợp lý bởi những chính sách ổn định thị truờng ngoại hối của ngân hàng Nhà nuớc khi thị truờng ngoại hối căng thẳng và có nhiều bất ổn vào cuối năm 2010 - đầu năm 2011 và tiếp tục duy trì ổn định qua các năm.

+ Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh vẫn chủ yếu là các hoạt động truyền thống nhu thanh toán chuyển tiền trong nuớc, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thẻ và thu phí từ bảo lãnh. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo tìm các biện pháp, giải pháp để tăng thu dịch vụ.

51

Dưới đây là tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng qua các năm

Bảng 2.4: Hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

6 1 Tổng chi từ hoạt động 89

8^ 2 1.27 942 7

93^

328

Lợi nhuận trước thuế 24

T 4" 12 162~ 17

8^ 85

(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm từ năm 2011 - 6/2015)

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng giảm mạnh từ năm 2012 có 1.095 tỷ đồng xuống chỉ còn 406 tỷ đồng vào năm 2013. Nguyên nhân là chủ yếu là do khách hàng của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các tổ chức, tổng công ty có số dư bảo lãnh lớn nên những tổ chức này có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của chi nhánh; chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu dư nợ, dư bảo lãnh của một tập đoàn, tổng công ty đã có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phẩn hoạt động ngày càng mạnh, có sức cạnh tranh cả về phí bảo lãnh, chính sách chăm sóc khách hàng... đã tạo ra thử thách không nhỏ đối với chi nhánh trong việc thu hút, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, sang năm 2015, số dư bảo lãnh đã có dấu hiệu tăng, trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng số dư bảo lãnh đã đạt 648 tỷ đồng (tăng 51 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2014. Đây là dấu hiệu khả quan đối với Chi nhánh để tăng thu từ dịch vụ bảo lãnh trong năm 2015.

2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Điều này không chỉ được thể hiện qua việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành mà được thể hiện trực tiếp qua kết quả hoạt động và lợi nhuận thu được của Chi nhánh. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của Chi nhánh:

52

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ

từ hoạt động đạt 1.139 tỷ đồng. Cùng với sự nhận sáp nhập chi nhánh Bách Khoa, năm 2012, con số này tăng lên ở mức 1.396 tỷ đồng. Năm 2013, tổng thu có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 1.104 tỷ đồng và giảm xuống còn 971 tỷ đồng vào thời điểm năm 2014 nhưng lợi nhuận qua các năm vẫn ở mức tương đối cao. Qua đó có thể nhận thấy, cùng với việc tăng thu từ hoạt động, chi nhánh cũng rất quan tâm đến việc quản lý tốt chi phí, điều này đã làm tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế mà chi nhánh thu được là tương đối cao.

Hoạt động tín dụng đóng góp nhiều trong khoản lãi kinh doanh của Ngân hàng, nhưng với những chính sách kiểm soát và rà soát lại các khoản vay của NHNN, đồng thời

tăng trưởng tín dụng trong sự kiểm soát chặt chẽ thì việc thu lợi từ hoạt động này trong những năm gần đây là không cao. Chính vì nắm bắt được xu hướng này, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã thực hiện việc đẩy mạnh chương trình định hướng của Ngân hàng cũng như

cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền, thu kinh doanh ngoại hối, sản phẩm máy chấp nhận thẻ (POS - Point of Sale), chứng minh năng lực tài chính... nhằm tăng các khoản thu

dịch vụ. Đây cũng là bước đi chiến lược của Ban lãnh đạo trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều

biến động, cụ thể hơn là hoạt động tín dụng đang trong giai đoạn khó khăn.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2.2.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ

Như đã nêu qua khái quát ở những phần trên, hoạt động tín dụng là một

Năm 2011 2012 2013 2014 6/2015 Tổng nguồn huy động 10.00 2 12.55 3 13.096 12.779 12.107

Dư nợ cho vay 4.27

7 3.861 3.073 1.944 1.703

Tỷ lệ cho vay/Tổng nguồn

huy động % 43 31% 23% 15% 14%

nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh Láng Hạ qua các năm biến động phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam qua các năm. Tuy nhiên, tình hình cho vay của chi nhánh Láng Hạ có một số vấn đề:

Thứ nhất, cơ cấu cho vay tập trung chủ yếu vào các tổ chức lớn, điều này giúp cho chi nhánh tiết kiệm được chi phí về mặt quản lý nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Thứ hai, từ năm 2011 đến năm 2013 các khoản cho vay chủ yếu là trung và dài hạn. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm gần 70% trong khi đó, nguồn vốn huy động dài hạn của Chi nhánh chỉ đạt được hơn 50%. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa tổng nguồn huy động dài hạn với cho vay dài hạn thì dư nợ cho vay dài hạn vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn huy động của ngân hàng. Do vậy, tỷ lệ cho vay dài hạn của Chi nhánh như vậy không mang lại quá nhiều rủi ro.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm từ năm 2011 - 6/2015)

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo thời hạn qua các năm

Thứ ba, tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động còn rất thấp. Điều này thuận lợi cho vấn đề thanh khoản của chi nhánh, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của ngân hàng.

Bảng 2.6: Tỷ lệ cho vay so với tổng nguồn huy động

là do tình hình kinh tế khó khăn, sức đầu tư kinh doanh của người dân, doanh nghiệp giảm, dẫn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giảm.

Bên cạnh đó, trong những năm 2012 trở về trước, hoạt động cho vay đối với các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán,... phát triển mạnh mẽ nên tốc độ tăng trưởng dư nợ vay tăng cao. Tuy nhiên, tới những năm tiếp theo, các lĩnh vực này đều được NHNN thắt chặt mạnh mẽ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của mình làm cho thị trường hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực này hầu như đóng băng, dẫn đến kênh đầu tư của người dân giảm và điều này cũng ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ nói riêng.

Trước tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng phát sinh nhiều nợ quá hạn nên buộc Ngân hàng phải thực hiện những chính sách tinh giảm khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Đối với khách hàng cũ thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng. Đối với khách hàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh để đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định. Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh,

vay trả đều đặn, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, do vậy dư nợ cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ

Hoạt động tín dụng của NHTM trong những năm qua được phát triển khá mạnh mẽ và tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Mặt khác, khả năng sinh lời và nguy cơ rủi ro luôn là hai yếu tố song hành trong hoạt động tín dụng của NHTM. Vì vậy, để quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước nhu cầu sinh lời và nhu cầu giảm thiểu rủi ro để đưa ra những quyết định quan trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng.

2.2.2.1. Cơ sở quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

+ Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề vướng mắc và không thuộc phạm vi thẩm quyền của cấp dưới.

+ Phó Giám đốc phụ trách tín dụng được Giám đốc ủy quyền quản lý tín dụng của ngân hàng và được phép xử lý công việc trong phạm vi được uỷ quyền:

xem xét nội dung thẩm định do phòng Tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w