Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 54 - 55)

Những nhân tố này bắt nguồn từ vai trò chủ quan của ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng. Tuy đều là những yếu tố mang tính chủ quan nhung mức độ tác động của các yếu tố này đến hoạt động quản trị rủi ro của NHTM là khác nhau.

1.3.1.1. Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng

+ Nhân tố cơ chế, chính sách của ngân hàng

Chính sách cho vay thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học dẫn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng không đuợc thực hiện hoặc việc thực hiện không khả thi.

Ngân hàng cần thiết phải đua ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trong, truớc và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định đuợc đua ra một cách thận trọng, hiệu quả. Cần thiết phải có các quy định giải quyết những vấn đề không đuợc thực hiện của khoản vay và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong truờng hợp khoản vay bị tổn thất.

+ Nhân tố trình độ, nhận thức và đạo đức của cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng chua nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chua có những đánh Cán bộ tín dụng chua có những đánh giá chính xác về phuơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo đuợc những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng để quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Một cán bộ tín dụng

vừa giỏi nghiệp vụ lại có đạo đức tốt sẽ luôn trách nhiệm với công việc của mình, luôn chú trọng quản lý, giám sát khoản vay để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

+ Nhân tố công nghệ

Công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng. Vai trò của công nghệ trong lĩnh vực quản trị rủi ro của ngân hàng đuợc thể hiện rất rõ qua việc cung cấp các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đua ra những quyết định đúng đắn.

Nhu vậy, các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố trên vừa có tính độc lập tuơng đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của NHTM giảm thiểu đuợc rủi ro, nâng cao chất luợng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhung chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số NHTM. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý của NHTM lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của NHTM bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

1.3.1.2. Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng

+ Khách hàng có hành vi gian lận, chủ động lừa đảo ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ.

+ Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Trong truờng hợp này, khách hàng vẫn có nguồn tài chính ổn định nhung chây ì, không trả nợ cho ngân hàng, hoặc do lý do liên đới tranh chấp nào đó, khách hàng không muốn tự mình giải quyết mà thông qua ngân hàng nhằm giải quyết việc tranh chấp này. Liên quan đến tình huống này thuờng là những tài sản thế chấp không đuợc xác minh rõ ràng.

Một phần của tài liệu 103 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w