Nhận thấy đuợc ảnh huởng của nợ xấu không chỉ với Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế, Ocean Bank Hà Nội luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Các biện pháp mà Chi nhánh đua ra đã và đang phát huy hiệu quả, giảm nguy cơ rủi ro cũng nhu nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Đó là các biện pháp liên quan đến việc thực hiện đúng đắn và chặt chẽ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng truớc, trong và sau cho vay của Chi nhánh. Cụ thể đuợc phản ánh nhu sau:
Thứ nhất, về việc xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng: Chi nhánh đảm bảo thực hiện đầy đủ các buớc trong quy trình tín dụng đuợc quy định của Ocean Bank. Chi nhánh luôn thực hiện giới hạn về an toàn tín dụng theo đúng quy định. Xác định giới hạn cho vay tối đa đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khách hàng làm cơ sở mở rộng tính dụng và giảm thiểu rủi ro, yêu cầu tất cả cán bộ tín dụng phải nghiên cứu kỹ về các quy định từng hoạt động tín dụng đã phản ánh trong các văn bản. Bên cạnh đó, hoạt động của Chi nhánh cần đảm bảo các nguuyên tắc sau:
+ Phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên. + Phân cấp, ủy quyền rõ ràng trong hoạt động tín dụng
+ Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ trong xử lý từng khoản vay.
Thứ hai, về công tác giám sát hoạt động: Hoạt động giám sát của Ngân hàng
luôn luôn tuân thủ theo nguyên tắc: đảm bảo tính khách quan, trung thực, thuờng xuyên và liên tục, bao trùm tất cả các hoạt động của Chi nhánh. Thuờng xuyên chủ động phân tích, đánh giá chất luợng các khoản vay để xác định chính xác thực trạng chất luợng tín dụng, từ đó sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề, hoặc khách hàng có phát sinh nợ xấu thì xác định rõ nguyên nhân để có huớng giải quyết, đồng thời có những tham muu cho cấp có thẩm quyền điều chỉnh kịp thời trong chính sách, quy trình tín dụng và các mặt hoạt động khác đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời Chi nhánh cần phải kết hợp với việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc hợp lý nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ tín dụng.
Song song với công việc đó thì công tác kiển tra, kiểm soát nội bộ của Ocean Bank Hà Nội cũng đuợc thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Các kiến nghị của Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đuợc Chi nhánh nghiêm túc tiếp thu, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa một cách nhanh chóng. Chính điều này đã giúp Chi nhánh phát hiện đuợc các sai lầm từ phía Ngân hàng để phòng ngừa kịp thời.
Từ năm 2014 đến năm 2016 Chi nhánh đã có các cuộc kiểm tra:
vốn doanh 1 201 4 20khách hàng 3/20 khách hàng sử dụng sai mục đích 20 khách hàng 12 khách hàngcó tình hình sản xuất kinh doanh suy thoái, ngừng hoạt động_______ 20 khách hàng 80% tài sản giá trị giảm sút 2 201 5 10khách hàng 1/10 khách hàng sai mục đích 20 khách hàng 13 khách hàngcó tình hình sản xuất kinh doanh suy thoái, ngừng hoạt động_______ 20 khách hàng 3 201 6 10khách hàng 1/10 khách hàng sai mục đích 20 khách hàng 13kháchcó tình hình sảnhàng xuất kinh doanh suy thoái, ngừng hoạt động_______
20 khách hàng 80% tài sản giá trị giảm sút
(Nguôn: Tông hợp các báo cáo của Ocean Bank Hà Nội năm 2014, 2015, 2016)
Sau mỗi lần kiểm tra đều có những báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động nói chung của Chi nhánh và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong các báo cáo cũng nêu rõ các điểm sai phạm trong hồ sơ tín dụng cũng nhu các biện phạm xử lý sau vay của từng khoản cấp tín dụng. Từ đó, Chi nhánh có cơ sở định huớng để khắc phục các sai phạm, giảm rủi ro cho Chi nhánh.
Thứ ba, về công tác thu thập và xử lý thông tin dần đuợc cải thiện. Thông tin
chính được thu thập từ nhiều nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng.. .việc phân tích đánh giá, phân loại và chọn lọc khách hàng đã được thực hiện nghiêm túc và mang lại những hiệu quả trong việc phân tích thông tin khách hàng từ đó đưa ra được quyết định tín dụng chính xác hơn.
Thứ tư, Chi nhánh cần chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, chủ động trong công việc của cán bộ tín dụng. Chi nhánh thường xuyên tập huấn cho cán bộ tín dụng cũng như cử cán bộ đi học tập nghiệp vụ tại các Trung tâm đào tạo, khóa học của Ocean Bank tổ chức... Tuyển mới các cán bộ tín dụng có trình độ, tâm huyết thông qua các vòng thi tuyển.
Thứ năm, Chi nhánh cũng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng định kỳ xuống các cơ sở sản xuất để kiểm tra tình hình sử dụng vốn có đảm bảo như trong phương án vay vốn hay không, có đảm bảo mục đích sử dụng vốn và kinh doanh có lãi hay không, tài sản đảm bảo, cụ thể như sau:
chiếm khoảng 10-15% trong tổng số khách hàng. Việc sử dụng sai mục đích sử dụng vốn dẫn đến việc khó xác định dòng tiền của khách hàng vì vậy dễ dẫn đến nợ quá hạn.
về kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, thông thường kiểm tra 6 tháng 1 lần và thu thập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp không hợp tác cung cấp báo cáo tài chính. Qua kiểm tra, tỷ lệ lớn các doanh nghiệp rơi vào tinh trạng hoạt động suy giảm và ngừng hoạt động. Từ việc kiểm tra trên Chi nhánh có thể đưa ra cảnh báo sớm để xử lý nợ xấu.
về tình hình kiểm tra tài sản đảm bảo: Theo quy định của OceanBank tài sản đảm bảo được kiểm tra và đánh giá lại 3 tháng 1 lần. Các tài sản đảm bảo của Chi nhánh chủ yếu là: Bất động sản, ô tô, dự án. Thời điểm cho vay chủ yếu là giai đoạn 2010 -2012 khi mà thị trường bất động sản đang sôi động, giá cả tăng cao nên khi đánh giá lại tại thời điểm hiện tại, khá nhiều. Ô tô cũng được định giá thấp do hao mòn. Việc kiểm tra, đánh giá lại tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Thứ sáu, sử dụng quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và các văn bản sửa đổi bổ sung quyết định này về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các hợp đồng tín dụng làm tham chiếu cho hoạt động tín dụng.