Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộtín dụng, cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu 110 GIẢI PHÁP xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN đại DƯƠNG CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 107 - 109)

Đối với cán bộ quản lý

Các cán bộ quản lý bao gồm Ban giám đốc chi nhánh, trưởng/phó phòng tín dụng của hội sở và các chi nhánh, trưởng/phó phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ của chi nhánh. Các cán bộ trên vừa có trách nhiệm quản lý chung, vừa phải thực hiện việc kiểm tra giám sát các nghiệp vụ hàng ngày của nhân viên, vừa là những người truyền đạt những chiến lược chính sách mới, vì vậy họ cần được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng liên tục để nâng cao trình độ về quản trị kinh doanh, quản lý dự án đầu tư, quản trị rủi ro ngân hàng, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, các kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Đồng thời, OceanBank cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với từng cấp bậc khác nhau trong bộ máy quản trị để đạt hiệu quả ngày càng cao thúc đẩy họ làm việc với thái độ nghiêm túc, trung thực, nỗ lực sáng tạo.

Đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát

- Không ngừng nâng cao ý thức cũng như trình độ của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Có thể thấy đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nợ xấu. Việc ngân hàng giao mức tăng trưởng tín dung cho từng cán bộ tín dụng là một chính sách rất dễ gây rủi ro, để chạy theo mức tăng trưởng tín dụng được giao cán bộ tín dụng có thể làm trái các quy định. Vì vậy để phòng ngừa rủi ro Chi nhánh không những giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà cần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thường xuyên đào tạo các quy trình của một khoản cho vay, trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kỹ năng thẩm định, nắm được các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư và đặc biệt đòi hỏi một tư cách đạo đức, phẩm chất tốt trong làm việc, không câu kết, móc nối tư lợi với khách hàng.

- Yêu cầu cán bộ thường xuyên tìm hiểu, cập nhật thông tin về các chính sách và định hướng phát triển mới của Chính phủ để kịp thời điều chỉnh đưa ra những chính sách, định hướng mới đối với hoạt động tín dụng. Ví dụ: chi nhánh cần bám sát các chương trình kinh tế - xã hội của đất nước và đặc biệt đối với địa bàn Hà Nội; các dự án xây dựng đô thị, trường học hay khu dân cư. Để có những thông tin

này chi nhánh cần có những buổi hội thảo, họp, làm việc chính thức với UBND thành phố và các sở tài chính, sở kế hoạch và đầu tư, sở xây dựng, sở giao thông công chính... Theo dõi những điều chỉnh của chính sách tín dụng của Chính phủ để tư vấn, định hướng cụ thể cho khách hàng, giảm nguyên nhân khách quan gây nợ xấu.

- Đặc biệt chi nhánh nên có chính sách khuyến khích các nhân viên tín dụng và nhân viên giám sát tự học tập nâng cao kiến thức nghiệp vụ bằng các hình thức hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí mua tài liệu đọc thêm, vinh danh và khen thưởng những người có thành tích học tập tốt.

Một phần của tài liệu 110 GIẢI PHÁP xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN đại DƯƠNG CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w