Hiện nay, Vietinbank đã cĩ cẩm nang tín dụng tuy nhiên chưa cĩ cẩm nang hướng dẫn quản trị rủi ro tín dụng. Các văn bản về quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank mới dừng lại ở quy định, quy trình, hướng dẫn về cấp tín dụng, quy định, quy trình về xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ cĩ vấn đề, kiểm
tra giám sát sau cho vay,...
Để nâng cao cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng cũng như nâng cao trình độ cán bộ nhân viên chi nhánh nên cĩ văn bản hướng dẫn cụ thể về việc kiểm sốt và nhận diện rủi ro tín dụng chi tiết, tối thiểu bao gồm các nội dung:
- Tìm hiểu nguyên nhân chuyển nhĩm nợ, nếu cần thiết áp dụng các biện pháp hạn chế sử dụng hạn mức (như khơng cho vay mới, cắt giảm hạn mức tạm thời, tăng lãi suất,.) hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm;
- Nhắc nhở khách hàng bằng văn bản, thường xuyên theo dõi dịng tiền và đơn đốc khách hàng tìm các nguồn khác để trả nợ trong trường hợp khoản nợ bị chuyển nhĩm nợ do chậm trễ trong khâu thu tiền, chuyển tiền của khách hàng hoặc các nguyên nhân khách quan khác;
- Ngừng việc sử dụng hạn mức của khách hàng, hủy bỏ các hạn mức hoặc khoản vay đã được phê duyệt nhưng chưa sử dụng nếu cần thiết;
- Yêu cầu khách hàng giải trình nguyên nhân chậm trả nợ, kế hoạch khắc phục khĩ khăn và nguồn đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Vietinbank Chi nhánh Kiến An;
- Tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giám sát việc thực hiện các giải pháp, kế hoạch khắc phục khĩ khăn của khách hàng định kỳ tối thiểu hàng tháng, kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp cao hơn trong trường hợp tình hình khách hàng khơng cải thiện hoặc cĩ dấu hiệu lừa đảo;
- Tăng cường các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ tài sản bảo đảm, nếu cần thiết cĩ thể tiến hành kê biên tài sản bảo đảm để đề phịng khả năng phải xử lý tài sản bảo đảm sau này;
- Theo dõi khách hàng để đảm bảo ngân hàng cập nhật tình hình hoạt động SXKD của khách hàng, đưa ra các biện pháp xử lý thích lập khi cĩ rủi ro xảy ra.
3.2.3. Đa dạng hĩa danh mục tín dụng, khách hàng và tài sản bảo đảm
Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro khơng trả được nợ. Để thu hút được các khách hàng tiềm năng, chi nhánh cần cĩ chính sách ưu đãi đặc biệt là lãi suất.
Hiện tại, chi nhánh chủ yếu nhận thế chấp là BĐS, hạn chế nhận quyền địi nợ và hàng tồn kho; khi thị trường phát triển, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các TCTD khác trong khi các NHTM cổ phần cĩ xu hướng nhận thế chấp các TSBĐ này tương đối nhiều. Nếu chi nhánh xây dựng được quy định, quy trịnh, hướng dẫn quản lý cụ thể thì rủi ro từ việc nhận thế chấp HTK và quyền địi nợ khơng quá rủi ro như hiện tại chi nhánh xác định. Việc nhận thế chấp TSBĐ là BĐS cần xác định tỷ lệ nhận thế chấp tài sản là nhà dự án, phân loại TSBĐ theo khu vực để dễ quản lý đồng thời nên hạn chế các TSBĐ ở xa chi nhánh, khĩ quản lý hoặc các TSBĐ ở khu vực giá trị hay biến động dễ sụt giảm mạnh.