Tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 31 - 32)

Một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh RRLS là do sự không cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN của ngân hàng nên việc tổ chức quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện ở cấp độ tập trung trong toàn ngân hàng. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng. Với những ngân hàng nhỏ, giám đốc điều hành có thể quán xuyến được toàn bộ hoạt động ngân hàng thì không nhất thiết phải hình thành những phòng chức năng chuyên trách về quản lý RRLS mà chỉ cần một vài nhân viên chịu trách nhiệm đo lường, đánh giá mức độ RRLS và trực tiếp báo cáo cho giám đốc. Tuy nhiên, tại những ngân hàng lớn với rất nhiều chi nhánh, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên

20

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

trách quản lý rủi ro với nhiều cấp độ quản lý. Trong truờng hợp này, có sự phân định trách nhiệm rõ ràng từ trên xuống và từ duới lên. Tại cấp cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập và giới hạn rủi ro. Trong quá trình thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung của ngân hàng sẽ đuợc cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng và cho những nguời quản lý có trách nhiệm. Những chỉ dẫn này bao gồm mục tiêu thu nhập, giới hạn rủi ro và các văn bản huớng dẫn các chính sách quản lý rủi ro. Việc giám sát và lập báo cáo rủi ro đuợc định huớng từ duới lên, bắt đầu từ các giao dịch và kết thúc với những rủi ro đã đuợc tổng hợp, mức thu nhập và doanh số hoạt động. Việc tổng hợp đuợc yêu cầu thực hiện vì mục đích giám sát và để so sánh giữa mục tiêu đặt ra và thực tế thực hiện tại tất cả các cấp ra quyết định.

Tóm lại, tổ chức quản lý rủi ro kinh doanh nói chung và quản lý RRLS nói riêng có liên quan đến nhiều hệ thống cấp bậc trong ngân hàng từ trên xuống nhằm mục đích chuyển mục tiêu chung của toàn ngân hàng thành những chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận, và từ duới lên nhằm tổng hợp rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng để giám sát chung. Thêm vào đó do đặc tính đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng làm phát sinh nhiều loại rủi ro nên đòi hỏi nhiều phuơng thức quản lý rủi ro. Đối với RRLS và rủi ro thanh khoản phải sử dụng phuơng pháp quản lý Tài sản có/Tài sản nợ (ALM). ALM là một bộ phận của quá trình quản lý rủi ro, chủ yếu tập trung vào việc quản lý định huớng rủi ro thanh khoản và RRLS trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w