Giảipháp tăng cường quản trị RRLS tại NHTMCP Bắc Á

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 78)

3.2.1. Xây dựng hệ thống quản trị đồng bộ tại Bắc Á.

Cùng với những yêu cầu chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những diễn biến mới do cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang đem tới đòi hỏi các NHTM Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại, hiện đại hóa và đặc biệt là tăng cuờng khả năng quản trị Ngân hàng. Việc tăng cuờng tính hữu hiệu của quản trị Ngân hàng luôn là mối quan tâm và là điều kiện tiên quyết cho sự vững mạnh của từng Ngân hàng. Ở đây nhấn mạnh tới việc quản trị Ngân hàng cần đứng trên góc độ tổng thể từ quản trị mục tiêu chiến luợc đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro, mới có thể mang lại sự phát triển bền vững cho hệ thống Ngân hàng.

Đối với quản trị rủi ro lãi suất, mặc dù không ít NHTM đã quan tâm nghiên cứu và buớc đầu triển khai, tuy nhiên do nhiều hạn chế nên chua thể thực hiện một cách đầy đủ, bài bản và toàn diện. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bất ổn, thị truờng biến động nhanh chóng khôn luờng nhu hiện nay, vấn đề quản trị RRLS đã thật sự trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, vấn đề này không thể thực hiện ngay một sớm một chiều, mà nó đòi hỏi một lộ trình cụ thể để triển khai từng buớc, để thực hiện đuợc, truớc hết, Bắc Á cần những chiến luợc đổi mới tổng thể về vấn đề quản trị:

64

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

y Cần chú ý đến khâu quản trị chiến luợc, nó có ý nghĩa quyết định đến sự

thành công của một Ngân hàng.

> Song song với đổi mới quản trị chiến luợc, Bắc Á cần thay đổi cơ cấu tổ

chức theo mô hình Ngân hàng hiện đại.

> Phải quan tâm đặc biệt đến việc quản trị rủi ro hệ thống.

> Muốn thực hiện đuợc những mục tiêu trên, không thể không quan tâm đến

vấn đề quản trị nguồn nhân lực.

3.2.2. Quản trị rủi ro lãi suất theo các khung điều hành của NHNN

Tại Việt Nam hiện nay chua có một quy định pháp lý hoàn chỉnh và toàn diện điều chỉnh đối với hoạt động rủi ro lãi suất. Tuy vậy, rủi ro lãi suất chịu ảnh huởng trực tiếp từ các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nuớc. Trực tiếp nhất là các quy định ban hành về mức lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu... ngoài ra các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, các quy định liên quan đến triển khai các sản phẩm phái sinh, quy định về ngoại hối (điều chỉnh tỷ giá, biên độ tỷ giá, giao dịch ngoại tệ ..) cũng gián tiếp tác động đến lãi suất thị truờng và từ đó ảnh huởng đến công tác quản trị RRLS của Ngân hàng Bắc Á nói riêng và các NHTMCP khác nói chung.

3.2.3. Xây dựng hệ thống quản lý TSN-TSC

Đối với mỗi ngân hàng, quản lý tài sản nợ - tài sản có luôn đồng hành cùng quản trị RRLS. Phối hợp đồng bộ với bộ phận này sẽ làm tăng hiệu quả rõ rệt cho hoạt động quản trị RRLS của ngân hàng.

Mục tiêu chính của các hoạt động quản lý tài sản nợ - tài sản có trong ngân hàng là nhằm hỗ trợ khả năng cung cấp các sản phẩm đầu tu và cho vay một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời giảm quy mô các rủi ro tín dụng, rủi ro thị truờng và rủi ro tác nghiệp. Ngân hàng sẽ thực hiện các hoạt động ALM nhằm bảo đảm:

Thứ nhất, khả năng thanh khoản đủ để cân đối với các yêu cầu dòng tiền dự án trong tuơng lai gần (1 năm) mà không có nguồn vay muợn thêm nào khác từ các thị truờng vốn.

65

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Thứ hai, Lợi nhuận thu đuợc trên khả năng thanh khoản của nó đạt mức tối đa có thể, có tính đến chi phí tài trợ khả năng thanh khoản.

Cuối cùng, các cấu trúc lãi suất của các TSC/TSN của ngân hàng đảm bảo thu nhập lãi ròng cận biên của nó không bị ảnh huởng bởi các biến động trong lãi suất thị truờng, huớng đến các hoạt động tài chính phù hợp với các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

3.2.4. Áp dụng VaR trong nhằm lượng hóa rủi ro lãi suất

Trong hoạt động quản trị rủi ro thị truờng, mô hình giá trị chịu rủi ro (VaR) đuợc áp dụng nhu là một công cụ đo luờng định luợng hữu hiệu nhất hiện nay. Hầu hết các NHTM trên thế giới đều đang áp dụng mô hình tính VaR để xác định mức độ chịu rủi ro tối đa đối với các hoạt động kinh doanh trên thị truờng tài chính của mình.

Thêm vào đó việc có đuợc kết quả VaR chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào dữ liệu để tính toán và dữ liệu tham chiếu. Thực tế thì tại Bắc Á, dữ liệu để có thể tính toán VaR chua đáp ứng đuợc đầy đủ theo yêu cầu của phuơng pháp và cũng không chỉ riêng tại Bắc Á mà thị truờng tài chính Việt Nam nói chung cũng vậy. Do đó, khi áp dụng VaR trong giai đoạn đầu cần chấp nhận giá trị tính đuợc ở một sai số nhất định, đồng thời qua nhiều năm, Bắc Á nên tích lũy, thu thập để có nguồn dữ liệu phù hợp, cho kết quả tính toán chính xác nhất.

Theo kinh nghiệm của nhiều NHTM lớn trên thế giới thì giá trị VaR có thể là "con dao hai luỡi", nếu sử dụng VaR đúng mục đích và việc tính VaR đúng cách sẽ đem lại hiệu quả quản trị rủi ro rất tốt cho ngân hàng, nguợc lại nó cũng có thể làm sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng. Ví dụ minh chứng rõ nhất cho việc áp dụng VaR của Leman Brothers và Goldman Sachs, trong khi Leman bị phá sản còn Goldman Sachs vẫn đứng vững (theo báo New York Times ngày 18/1/2009).

Với tình hình thị truờng tài chính thế giới liên tục biến động khó luờng nhu hiện nay, cùng với sự gia tăng quá nhiều các sản phẩm tài chính đuợc giao thoa giữa các ngân hàng với nhau đã khiến cho việc áp dụng mô hình tính VaR trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong khi mô hình tính VaR yêu cầu các dữ liệu đầu vào phải đầy đủ, phải minh bạch và việc chắt lọc dữ liệu phải đuợc tiến hành rất cẩn thận,

66

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

chính xác để có thể đưa ra một số kết quả VaR có giá trị. Song một thực tế cho thấy sự giao thoa của các sản phẩm tài chính giữa các ngân hàng trên thế giới đã làm cho dữ liệu thị trường và kho dữ liệu của ngân hàng bị xáo trộn khiến cho việc chắt lọc dữ liệu trở nên rất khó khăn. Chính vì lý do này mà đã có rất nhiều các ngân hàng trên thế giới áp dụng mô hình tính VaR nhưng kết quả mang lại không như mong đợi. Mặc dù đã có rất nhiều những tranh cãi về mô hình VaR và với vô vàn những biến cố của thị trường tài chính ảnh hưởng đến tính chính xác của VaR, nhưng cho đến nay thị trường tài chính chưa đón nhận được bất cứ một công cụ hay một mô hình nào định lượng rủi ro thị trường tốt hơn mô hình VaR.

3.2.5. Tăng cường sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm rủi ro.

Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ bản, ra đời xuất phát từ nhu cầu "quản trị rủi ro" bao gồm việc chia tách, kiểm soát và chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nói cách khác, sản phẩm phái sinh là công cụ để bảo hiểm rủi ro.

Như đã trình bày tại chương 1, có bốn loại sản phẩm phái sinh cơ bản: giao dịch kỳ hạn (forward), giao dịch tương lai (future), giao dịch quyền chọn (option) và giao dịch hoán đổi (swap).

Thị trường sản phẩm phái sinh trên thế giới đã hình thành và phát triển từ lâu đời, và đặc biệt sôi động từ những năm 1970, 1980. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, các sản phẩm phái sinh vẫn còn khá mới mẻ và được sử dụng chưa nhiều.

Dù vậy, những lợi ích về bảo hiểm rủi ro và thu phí dịch vụ mà các sản phẩm phái sinh mang lại cho các NHTM là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tăng cường áp dụng các sản phẩm phái sinh đối với Bắc Á và các Ngân hàng Thương mại khác sẽ rất hiệu quả.

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý.

Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information System) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động của một NHTM. Đặc biệt khi hoạt động của Ngân hàng phát triển ở trình độ cao, trên quy mô lớn với

67

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

mạng lưới rộng khắp, thì các vấn đề như quản lý tài sản, đo lường hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro, lập kế hoạch và ngân sách ... càng đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin quản lý hiện đại và đa năng.

Hệ thống thông tin quản lý của Bắc Á nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung còn chưa được hoàn thiện. Do đó, điều kiện về nguồn thông tin dữ liệu của các NHTM Việt Nam bị hạn chế phần lớn. Trong khi đó, một trong những khâu mấu chốt của quá trình quản trị RRLS là thu thập và tích hợp thông tin, từ đó phân tích đưa ra những dấu hiệu rủi ro thị trường tiềm ẩn nhằm ngăn chặn thua lỗ cho Ngân hàng. Như vậy, để có được những đánh giá và phân tích chuẩn về mức độ rủi ro, đặc biệt để tính toán chính xác giá trị rủi ro VaR của một Ngân hàng, thì nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin sao cho đảm bảo tính chính xác.

3.2.7. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro

Việc hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị RRLS không thể thực hiện tốt được nếu không kết hợp với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khi mà ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chuyên sâu và được đào tạo bài bản về quản trị RRLS chủ yếu được điều chuyển từ bộ phận rủi ro tín dụng.

Ngân hàng Bắc Á có thể yêu cầu nhà cung cấp giải pháp hệ thống/phần mềm thực hiện đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị RRLS, như là một phần trong Dự án triển khai phần mềm quản trị RRLS. Tuy nhiên, các Ngân hàng không thể thụ động, ngồi yên chờ đến khi lựa chọn được tư vấn, triển khai phần mềm thì mới khởi động. Hơn nữa, lộ trình này có thể gặp phải những khó khăn về tài chính, thủ tục., dẫn đến kéo dài thời gian so với dự kiến. Mặt khác, để thực hiện lộ trình này, các Ngân hàng cũng phải chuẩn bị sẵn một đội ngũ nhân viên có kiến thức về quản trị RRLS và trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tham gia vào dự án triển khai phần mềm quản trị RRLS, cùng làm việc với đối tác.

Vì vậy, các Ngân hàng cần chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị RRLS thông qua các hình thức như: Ngân hàng nên tích cực cử cán bộ tham gia các hội thảo, các khóa đào tạo trong và ngoài nước về QTRR nói chung, quản trị

68

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

RRTT và quản trị RRLS nói riêng. Qua các buổi hội thảo và khóa đào tạo này các cán bộ có thể gặp gỡ các chuyên gia nuớc ngoài giảng dạy và truyền thụ cho các kinh nghiệm thực tế về quản trị RRLS ở trong nuớc và trên thế giới.

Ngoài ra, về lâu dài Bắc Á nên có kế hoạch tuyển chọn và cử các cán bộ nòng cốt, có năng lực đi học chuyên sâu dài hạn về quản trị RRLS ở các truờng đại học nổi tiếng của nuớc ngoài, khi mà ở Việt Nam các Truờng đại học đều chua có chuyên ngành về QTRR. Ngân hàng cần xem xét các điều kiện ràng buộc cần thiết để những cán bộ này sau khi đi học, sẽ trở về làm việc cho Ngân hàng, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

Thêm vào đó, Bắc Á có thể dựa vào mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng bạn trên thế giới, đề nghị chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ đào tạo cán bộ bằng cách cử cán bộ sang làm việc và học tập tại chính ngân hàng bạn...

Với những cách làm nhu vậy thì tin chắc rằng chỉ trong 5 năm tới Bắc Á sẽ có một đội ngũ cán bộ không chỉ nhiều về số luợng mà chất luợng cũng tăng lên đáng kể. Đảm bảo việc QTRR trong ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả nhất.

3.3. Những kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro lãi suất.

3.3.1. Đối với chính phủ

Thứ nhất, duy trì môi trường kinh tế - xã hội ổn định để lãi suất ổn định.

Từ bài học của các nuớc trên thế giới cho thấy, khi tình hình chính trị bất ổn sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp, sự sụt giảm của thị truờng chứng khoán, thị truờng nhà đất, biến động giá cả mạnh, lạm phát gia tăng và tất yếu là khủng hoảng tài chính. Điều này thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2007, 2008 vừa qua.

Đối với Việt Nam, một trong những thế mạnh nổi bật của nuớc ta là môi truờng chính trị, an ninh quốc phòng ổn định để thu hút đầu tu, phát triển kinh tế. Tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam đuợc các chuyên gia đánh giá là ổn định bậc nhất châu Á, do đó các nhà đầu tu nuớc ngoài luôn tin tuởng chọn Việt Nam là điểm đến của vốn FDI, ODA và vốn đầu tu gián tiếp vào thị truờng chứng khoán. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, ta thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở

69

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.

Nhà nước cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng vào nhà đầu tư, tạo lập một môi trường thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong ngân hàng thương mại vốn là những chủ thể rất nhạy cảm trước bất ổn.

Thứ hai, xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng.

Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng. Hai bộ luật này đã góp phần có hiểu quả, tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại các văn bản pháp lý này vẫn chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Điều này phần nào đã đặt ngân hàng vào rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng khó mà có thể dự đoán được. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch là việc rất quan trọng giúp ngân hàng có một môi trường kinh doanh ổn định hơn trong trong việc bảo vệ hành lang pháp lý.

Thứ ba, hoàn thiện thị trường tài chính tiền tệ theo chiều sâu.

Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thì thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn nữa, nhất là thị trường chứng khoán. Điều này giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa RRLS một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó điều tiết vốn và cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản của mình. Đồng thời thị trường tài chính tiền tệ phát triển thì sẽ

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 78)