Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 34 - 42)

Trong ngân hàng các danh mục TSC và TSN phải đuợc nhìn nhận nhu một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh huởng của chúng tới mục tiêu đuợc đề ra, để đảm bảo khả năng sinh lời với mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Quá trình ra quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp nhu vậy đuợc gọi là phuơng pháp quản lý TSN và TSC của ngân hàng. Quản lý tốt TSN và TSC sẽ giúp các Ngân hàng chống lại những rủi ro do sự thay đổi lãi suất.

Mục đích của quản trị TSN và TSC là tạo lập và thực hiện các chiến luợc củng cố bảng cân đối kế toán, nhằm đảm bảo cho ngân hàng: có thể tối đa hóa hoặc ít nhất là ổn định mức thu nhập từ lãi (chênh lệch giữa thu từ lãi và chi từ lãi); tối đa hóa hoặc ít nhất là bảo vệ trị giá tài sản của ngân hàng (giá cổ phiếu) với mức rủi ro hợp lý.

Theo đó, ngân hàng tăng cuờng hoạt động quản lý nguồn vốn: quản lý chặt chẽ giá cả của nguồn vốn hay lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các khoản vốn vay nhằm đạt đuợc mục tiêu về chi phí, quy mô và cấu trúc của nguồn vốn. Nếu nhu cầu vay vốn vuợt quá luợng vốn khả dụng, ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động để hút vốn. Và nguợc lại, nếu nhu cầu vay vốn thấp hơn luợng vốn khả dụng, ngân hàng có thể hạ thấp lãi suất huy động. Cho đến khi thị truờng xuất hiện sự bất ổn định trong lãi suất ảnh huởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc dung hòa giữa quản lý TSC và TSN mới đuợc sử dụng. Đây đuợc gọi là chiến luợc quản lý hỗn hợp. Để đạt đuợc mục tiêu kế hoạch đã đề ra, nhà quản trị phải chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên TSC và TSN. Quản trị TSN và TSC phải là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để tối đa hóa

23

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

thu nhập của ngân hàng đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.

Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả TSC và TSN. Do đó, chính sách của ngân hàng cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động của ngân hàng dù hoạt động đó xuất phát từ phía TSN hay TSC

Như đã phân tích trên thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất thị trường biến động là do sự mất cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN; sự biến động của lãi suất thị trường. Tuy nhiên bản thân ngân hàng chỉ có thể kiểm soát được sự mất cân xứng trên qua việc tác động lên cơ cấu, tỷ trọng của TSC và TSN bằng các biện pháp sau:

a) Biện pháp phòng ngừa nội bảng

y Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất

Để quản trị quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất các nhà quản lý phải tiến hành phân tích kỳ hạn những tài sản sinh lời cho ngân hàng, nhhững khoản tiền gửi cũng như những khoản vốn vay trên thị trường.

Ta có các khe hở nhạy cảm lãi suất như sau: RSA > RSL ÷ Ta có khe hở dương

RSA < RSL ⅜ Ta có khe hở âm

Chiến lược quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất

Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động: các ngân hàng sẽ thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặt ngân hàng vạo trạng thái khe hở dương hoặc âm dựa trên khả năng dự báo lãi suất của ngân hàng.

Chiến lược quản lý năng động cũng buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro không nhỏ. Khả năng ngân hàng dự đoán sai sự vận động của lãi suất là cao. Nếu lãi suất không thay đổi theo hướng dự báo thì nó sẽ làm tăng tổn thất cho ngân hàng.

Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính bảo vệ: thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 có thể giảm thiểu sự bất ổn trong thu nhập lãi của ngân hàng.

> Quản trị khe hở kỳ hạn

24

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Một giải pháp mới là ngân hàng có thể sử dụng công nghệ chứng khoán hóa để điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản. Chứng khoán hóa là việc ngân hàng nhóm các TSC sinh lời nhu các khoản cho vay thế chấp và chuyển nó ra khỏi nội bảng để bán cho nguời đầu tu chứng khoán thông qua trung gian là nguời ủy thác - một tổ chức đuợc đảm bảo là không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán.Tác dụng của nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ làm rút ngắn kỳ hạn tài sản của ngân hàng, làm giảm bớt nhạy cảm của tài sản ngân hàng truớc những sự thay đổi của lãi suất thị truờng. Chứng khoán hóa đuợc xem là một công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro lãi suất, giúp ngân hàng dễ dàng thay đổi danh mục đầu tu để làm cân xứng kỳ hạn TSC và TSN.

b) Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng.

Nguyên tắc: Dùng lãi ngoại bảng để bù đắp khoản lỗ nội bảng do rủi ro lãi suất gây ra.Biện pháp tác động vào ngoại bảng thực chất là sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Tài sản cơ sở: phải là những tài sản mà giá tài sản phụ thuộc vào lãi suất

> Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tuơng lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay. Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Ngân hàng có thể bán hoặc mua để phòng ngừa rủi ro. Các loại

Trạng thái Δ i HĐ kỳ hạn trái phiếu HĐ kỳ hạn tiền gửi HĐ kỳ hạn lãi suất 25

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

hàng hóa được lựa chọn là những loại hàng hóa khi lãi suất thay đổi sẽ tác động mạnh tới giá hàng hóa đó như trái phiếu, tiền gửi, lãi suất.

- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu:

Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất tăng trong tương lai : ngân hàng sẽ bán kỳ hạn trái phiếu theo giá hiện tại. Khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm. Nếu lãi suất thị trường tăng đúng như dự đoán, ngân hàng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ mua kỳ hạn trái phiếu để phòng ngừa rủi ro.

- Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit - FFD)

Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong 1 khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai với mức lãi suất nhất định. Hợp đồng kỳ hạn bao gồm mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi và bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi.

Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong khi GAP < 0, ngân hàng sẽ mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với mức lãi suất thỏa thuận. Nếu lãi suất thực tế sau đó cao hơn lãi suất thỏa thuận, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại.

Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường giảm trong khi GAP > 0, ngân hàng sẽ bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với lãi suất thỏa thuận.

- Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (Forward rate agreement: FRA)

Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0, trong đó

bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một

loại tiền nhất định theo một mức lãi suất nhất định trong khoảng thời gian từ t1 đến t2

trong tương lai.

Tại thời điểm t1 : so sánh lãi suất đã ấn định tại t0 với lãi suất hiện hành cho thời hạn từ t1 đến t2 ( lãi suất so sánh ) :

+ Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định, bên bán ( bên gửi tiền ) phải thanh toán cho bên mua phần chênh lệch.

+ Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định, bên mua ( bên nhận tiền ) phải thanh toán cho bên bán phần chênh lệch.

Phạm Hữu Nguyên NHTM D-K12

26

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Nghiệp vụ FRA cũng bao gồm mua FRA và bán FRA.

DA > k. DL

> 0

Bán kỳ hạn trái

phiếu suấtMua kỳ hạn lãi

Mua kỳ hạn lãi suất DA < k. DL < 0 Mua kỳ hạn trái

phiếu gửiBán kỳ hạn tiền

Bán kỳ hạn lãi suất

Nghiệp vụ FRA khác với nghiệp vụ FFD là trên thực tế không diễn ra việc nhận và gửi tiền, các bên tham gia chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về lãi suất tính trên giá trị của hợp đồng.

> Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là 1 thỏa thuận giữa 2 bên để mua hoặc bán 1 tài sản tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với 1 mức giá nhất định.

Hợp đồng tương lai cũng giống hợp đồng kỳ hạn, bao gồm hợp đồng tương lai trái phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền gửi. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng kỳ hạn :

Thứ nhất : Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trực tiếp giữa hai chủ thể, còn hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức. Vì vậy nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điều quan trọng .

Thứ hai : Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về hàng hóa ( chỉ bao gồm 1 số loại nhất định), quy mô hợp đồng, thời gian đáo hạn và nơi giao hàng, giá cả (được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường). Do đó, hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi của giá trị hợp đồng. Để thực hiện việc này, các nhà đầu tư phải duy trì khoản ký quỹ với môi giới.

Thứ ba : So với hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn, tính an toàn cao hơn (do thực hiện trên thị trường chính thức).

> Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng quyền chọn

27

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Quyền chọn là 1 công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán 1 khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định , vào một thời điểm xác định trước.Người mua QC được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó. Người bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào được yêu cầu và được nhận khoản phí quyền chọn.

Phân loại quyền chọn:

Căn cứ vào tính chất đối của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn mua ( call option ) và quyền chọn bán ( put option ).

Căn cứ vào tính chất thời gian của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn Châu Âu và quyền chọn Châu Mỹ. Đối với quyền chọn Châu Âu người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn hợp đồng. Với quyền chọn Mỹ thì người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền của mình vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn.

Dựa trên sản phẩm của hợp đồng quyền chọn: quyền chọn bao gồm hai loại : quyền chọn trái phiếu và quyền chọn lãi suất.

> Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo 1 nguyên tắc nhất định nào đó .

Đây là 1 sản phẩm tài chính mới, được sử dụng trên thị trường phi tập trung, nên không chịu nhiều sự quản lý như các giao dịch tương lai, quyền chọn. Các thông tin liên quan đến giao dịch swap được giữ kín chỉ trong nội

bộ các bên tham gia, không được công khai các thông tin trên thị trường như các giao dịch thực hiện trên thị trường tập trung.

Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng

lưu chuyển tiền tệ của mình. Hợp đồng hoán đổi bao gồm : hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ .

28

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm cơ bản, phân loại và nguyên nhân của lãi suất và rủi ro lãi suất, các nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 1 của khoá luận cũng đã đề cập đến công tác đo lường rủi ro lãi suất ( bằng cách sử dụng các mô hình ), ưu nhược điểm của từng phương pháp và phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất ( các biện pháp nội bảng và ngoại bảng ) tại các NHTM.

Kết quả của chương này chính là nền tảng để phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Bắc Á.

29

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á.

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w