Ngân hàng TMCP Bắc Á - North Asia Commercial Join Stock Bank - NASB.
Ngân hàng TMCP Bắc Á là một ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và là một trong những ngân hàng cổ phần có mạng lưới đại lý, các văn phòng đại diện trên toàn quốc. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng thương mại và những thành công của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập từ tháng 9/1994 theo quyết định số 183/QĐ - NH5 ngày 01/09/1994 của thống đốc NHNN. Ngân hàng TMCP Bắc Á là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của khu vực miền Trung Việt Nam, hoạt động theo cơ chế đổi mới với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng Việt Nam. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An và là Ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Trải qua 17 năm hoạt động và phát triển Ngân hàng đã có những bước phát triển ổn định cả về quy mô, phạm vi hoạt động, năng lực tài chính, điều này được thể hiện ở những điều sau:
• Tăng vốn điều lệ:
Với số vốn ban đầu của Ngân hàng TMCP Bắc Á là 20 tỷ Đồng qua các năm phát triển mạnh mẽ của mình Ngân hàng đã liên tục tăng vốn điều lệ của mình lên, tính đến thời điểm 31/12/2010 vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Bắc á trên 3000 tỷ Đồng đã cho thấy trong 17 năm vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên gấp 150 lần. Trong năm nay và tiếp tục trong những năm tiếp theo Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng vốn điều lệ, để tăng quy mô, uy tín của ngân hàng lên hơn nữa.
CHỈ TIEU 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Tổng vôn huy động từ KH 17.453 20.253 21.997
30
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
• Tăng về số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc: từ chỗ
chỉ có một trụ sở ở Thành phố Vinh - Nghệ An và một chi nhánh ở Hà Nội, bây giờ con số đã tăng lên 67 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, đặc biệt tập trung chủ yếu ở thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: 32 chi nhánh và phòng giao dịch ở Hà Nội, 16 chi nhánh và phòng giao dịch ở thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch ở thành phố Vinh - Nghệ An, 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch ở Thanh Hóa,... Trong thời gian tới Ngân hàng tiếp tục mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch, đặc biệt tập trung ở 2 thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
• Tăng về số lượng cũng như chất lượng cán bộ nhân viên của Ngân hàng:
Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố để phát triển bền vững và là nền tảng sức mạnh để hội nhập với thể giới nhất. Chính vì thế mà Ngân hàng đã tạo môi trường làm việc hấp dẫn và thuận lợi cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng, khuyến khích học hỏi và tinh thần trách nhiệm làm việc cao. Lúc mới đầu thành lập Ngân hàng, cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là 35 người, nhưng sau 15 năm phát triển Ngân hàng có gần 600 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%, về cơ bản phần nào đáp ứng dược yêu cầu phát triển của Ngân hàng.
• Tăng về chất lượng dịch vụ ngân hàng: chất lượng dịch vụ là một trong
yếu tố tạo nên sự thành công của ngân hàng, cho nên Ngân hàng TMCP Bắc Á đã cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ngoài các hoạt động chính là hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ngân hàng thì Ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn.
Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam. Trong hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Phạm Hữu Nguyên NHTM D-K12
31
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
-I- Tình hình huy động vốn của Bắc A
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Bắc Á 2010-2012
Phân theo loại tiền
VND 15.069 17740 19.571
Ngoại tệ 2.384 2.513 2.426
Phân theo đôi tượng
Dân cư 12.025 13.765 14.032
TCKT 5.428 6.488 7.965
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn (< 12 tháng) 12.777 15.129 16.946
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Cho vay khách hàng 14.286 17.567 17.268
Phân theo loại tiền
VND 12.962 15.848 15.123
USD 1.324 1.719 2.145
Phân theo thời hạn
Ngắn hạn 8.012 8.442 9.253
Trung dài hạn 6.274 9.125 8.015
Nợ xấu 357 650 915
Tỷ lệ nợ xấu/ tông dư nợ 2,5% 3,7 % 5,3%
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bắc Á 2010-2012 Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Bắc Á 2010-2012
Nguôn vôn huy động
Tỷ đồnj
25000 20000 15000 10000
5000 Ill ■ Nguồn vốn huy động
0
2010 2011 2012
Tình hình huy động vốn của Bắc Á đều tăng qua các năm. Năm 2011 là năm tăng mạnh nhất khi huy động vốn tăng 2.800 tỷ. Năm này do nhu cầu thanh khoản
Phạm Hữu Nguyên NHTM D-K12
32
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
tăng cao nên Bắc Á đã huy động được nhiều. Đến năm 2012 khi tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cộng với việc các ngân hàng thương mại không thể lách được trần lãi suất nhưng với uy tín ngày càng được khẳng đinh nên tốc đô tăng đã giảm nhưng nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng 1.744 tỷ đồng.
Để đạt được những kết quả trên, năm 2012 Ngân hàng Bắc Á xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình.
-I- về công tác tín dụng.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Bắc Á 2010-2012
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bắc Á 2010-2012
33
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Bắc Á 2010-2012
■ Tín dụng
Trong năm 2011, nhờ việc tăng trưởng huy động vốn cao nên ngân quỹ của ngân hàng nhiều vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng phát triển. Tín dụng năm 2011 tăng 3.281 tỷ đồng. Cũng vì lý do ngân hàng cho vay nhiều nên việc kiểm soát của ngân hàng cũng kém đi dẫn đến nợ xấu của ngân hàng cũng tăng đáng kể lên mức 3,7%. Sang đến năm 2012, thì tín dụng ngân hàng không còn tăng mạnh như năm trước nữa thậm chí còn giảm nhẹ. Nguyên nhân do chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ nên việc cho vay 1 khách hàng cần có 1 tiêu chuẩn nhất định mới được cho vay. Nhưng tỷ lệ nợ xấy vẫn tiếp tục tăng lên là 5,3%. Nguyên nhân trong tinh hình kinh tế ngày cang gặp khó khăn vì vậy các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiêp vừa và nhỏ (khách hàng chính của ngân hàng) đã phải thu hẹp sản xuất hoặc dừng hoạt động.
-I- Kết quả kinh doanh trong năm 2012
34
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.3: Kết quả kinh doanh của Bắc Á 2010-2012
Năm 2012 có những biến động lớn về cả thu nhập và chi phí Bắc Á đó là: Tổng thu nhập năm 2012 đạt hơn 6.478 tỷ đồng, tăng 1.291 tỷ đồng, tương đương tăng 125% so với cả năm 2011. Trong đó, thu từ lãi và tương đương lãi hơn 6.283 tỷ đồng, chiếm 97% tổng thu nhập cả năm 2012.
Tổng chi phí là 6.424 tỷ đồng, tăng 1.448 tỷ đồng, tương đương tăng 129% so với tổng chi phí cả năm 2011. Trong đó, chi phí hoạt động năm 2012 là 586 tỷ đồng, tăng gần 223 tỷ đồng so với năm 2011. Chi phí hoạt động có mức tăng cao do quá trình mở rộng đầu tư công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng mạng lưới, ra sản phẩm mới và đầu tư ban đầu cho thương hiệu mới Bắc Á Bank.
Do những biến động trên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 54,2 tỷ đồng, giảm 157 tỷ tương đương giảm 74% so với năm 2011. Như vậy, kết quả kinh doanh năm 2012 đạt thấp so với năm 2011 và so với kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Lợi nhuận đạt thấp do những nguyên nhân sau đây:
35
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
+ Xu hướng chung về lợi nhuận của các NHTM trên thị trường năm 2012 giảm mạnh, toàn hệ thống giảm trên 60% lợi nhuận so với năm 2011, Bắc Á Bank cũng không ngoại lệ.
+ Nhằm khơi thông vốn tín dụng và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quy định trần lãi suất huy động, đồng thời quy định trần lãi suất cho vay một số lĩnh vực và chỉ đạo các NHTM giảm các lãi suất cho vay về 12% - 15%. Do đó, chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi bị thu hẹp lại đáng kể.
+ Tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng 3,7% lên 5,3%. Vì vậy ngân hàng phải tăng chi phí trích lập dự phòng từ 325 tỷ đồng lên 549 tỷ đồng, khiến tổng chi phí tăng trong năm.
+ Trong điều kiện căng thẳng về thanh khoản kéo dài từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2012, Ngân hàng phải vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất rất cao, làm cho chi phí vốn tăng đột biến.
+ Ngân hàng đã hoàn thành việc thay đổi hệ thống bảng hiệu, cải tạo nội thất cho gần 70 địa điểm giao dịch làm cho chi phí đầu tư tăng, ngoài ra chi phí quảng bá hình ảnh sau khi thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu cũng tăng, đồng thời thực hiện phân bổ các khoản chi phí đã thanh toán cho nhà tư vấn thương hiệu nước ngoài ...
Tuy nhiên, nếu đặt trong hoàn cảnh toàn ngành Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến thanh khoản khốc liệt, vấn đề tái cơ cấu, nợ xấu tăng cao, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản và giải thể thì kết quả mà Bắc Á Bank đạt được có thể nói là cực kỳ ấn tượng so với nhiều Ngân hàng khác.
2.2. Thực trạng quản trị RRLS tại ngân hàng TMCP Bắc Á
2.2.1. Cơ sở pháp lý trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất
Hiện tại, so với thông lệ quốc tế, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam chưa được hoàn thiện. Trong các văn bản pháp quy chủ yếu mới chỉ tập trung vào vấn đề quản lý rủi ro tín dụng mà chưa có những quy định cụ thể về tổ chức quản lý, nhận biết, định lượng và kiểm soát các loại
36
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
rủi ro khác trong đó có rủi ro lãi suất. Liên quan đến công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM thì đến nay NHNN Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp lý về các giao dịch phái sinh lãi suất.
Một là, ngày 30 tháng 9 năm 2003, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định 1133/QĐ-NHNN ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất và sau này ngày 29/12/2006 đã đuợc thay thế bằng Quyết định 62/2006/QĐ-NHNN nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM trong việc triển khai nghiệp vụ này để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho ngân hàng cũng nhhu cung cấp các phuơng tiện phòng ngừa rủi ro cho các khách hàng của ngân hàng. Trong quy chế của Quyết định 62/2006/QĐ- NHNN có một số nội dung cơ bản sau:
• Đối với ngân hàng: có vốn tự có từ 1000 tỷ đồng hoặc giá trị tuơng đuơng
trở nên. Đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro. Có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số duơng; truờng hợp tổng lãi ròng này là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó. Đối với truờng hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, phải thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc.
• Đối với doanh nghiệp: Có giao dịch gốc đuợc thực hiện phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam. Giao dịch gốc đó là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tu giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hoá trả chậm. Có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.
Hai là, Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD ban hành theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và sau này là đuợc thay thế bằng Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN và gần đây nhất là Thông tu 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 có quy định tỷ lệ quy đổi rủi ro cho các cam kết ngoại bảng thuộc về các giao dịch phái sinh lãi suất để tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các TCTD. Cụ thể:
Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch lãi suất: Có kỳ hạn ban đầu duới 1 năm: 0,5%
Có kỳ hạn ban đầu 1 năm đến duới 2 năm: 1,0%
37
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm
cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm tiếp theo.
Các hợp đồng giap dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác: Hệ số rủi ro là 100%.
Ngoài ra để nâng cao quản lý và giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng còn có Thông tư 44/2001/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD.
2.2.2. Rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Bắc Á
a) Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ 2010-2012
> Năm 2010
Năm 2010, lãi suất biến động mạnh trên thị trường tiền tệ. Một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 - 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả.
Đối với lãi suất huy động VND thì trong năm 2010, lãi suất huy động VND đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 - 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trong quý I, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 - 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại.
38
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.4 : Lãi suất huy động VND và lãi suất cơ bản năm 2010
♦ Lãi suất huy động ■ Lãi suất cơ bản
Đến tháng đầu tiên của Quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt 10,5% (duy trì từ 12/2009) để hình thành nên mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, vì vậy đến tháng 7/2010, NHNN