Đối với NHNN

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 85)

Thứ nhất, ban hành về quy chế công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Nhu chuơng 2 đã đề cập về các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động rủi ro lãi suất nhu Quyết định 62/2006/QĐ-NHNN và Thông tu 13/2010/TT-NHNN.

Các quyết định đã ban hành này của NHNN mới chỉ tập trung chủ yếu về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá. NHNN cần sớm ban hành về quy chế quản trị rủi ro toàn diện trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là quản trị RRLS. Quy chế này sẽ là văn bản pháp lý buộc các ngân hàng phải quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Đây cũng là cơ sở huớng dẫn các NHTM xây dựng chính sách cho ngân hàng mình.

NHNN cần tập trung kiểm tra mức độ thực hiện của các ngân hàng trên thực tế để đảm bảo kiểm soát RRLS trong toàn hệ thống ngân hàng. Đối với việc luợng hóa RRLS, NHNN cần phải kiểm tra xem liệu hệ thống này ở các ngân hàng có đo luờng một cách đầy đủ toàn diện RRLS mà nó phải gánh chịu hay không. Nếu không, NHNN phải bắt buộc ngân hàng đó áp dụng quy trình chuẩn để đo luờng rủi ro chính xác hơn. Có nhu vậy, NHNN mới có thể dễ dàng giám sát RRLS của các ngân hàng. Còn đối với quy định về mức độ đủ vốn, nếu NHNN xác định rằng một ngân hàng nào đó không có đủ vốn tự có tuơng xứng, NHNN nên yêu cầu ngân hàng đó họăc là giảm bớt mức độ RRLS của nó hoặc tăng vốn tự có, hoặc kết hợp với cả hai biện pháp trên.

Thứ hai, thận trọng trong việc điều hành Chính sách tiền tệ để tránh những cú sốc cho các NHTM.

Ví dụ: Nhu vụ việc những tháng đầu năm năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với 3 công cụ: Lãi suất, dự trữ bát buộc và thị truờng mở đuợc sử dụng đồng thời đã tác động mạnh đến các NHTM. Điều này dẫn đến nhiều ngân hàng phải đối diện với vấn đề thanh khoản những yêu cầu gấp gáp, khẩn truơng cả về

71

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

số lượng và thời gian đã buộc ngân hàng vào cuộc chạy đua lãi suất cho vay tăng vùn vụt từng ngày. Hay trong năm này các nhà kinh tế còn ví hành động này của NHNN là hành đông “phanh gấp”.

Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ là việc làm bình thường, trên lí thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào qui định vấn đề này. Tuy nhiên thị trường là nơi rất nhạy cảm và những phản ứng mạnh liệt của thị trường và của hệ thống NHTM vào những tháng đầu năm 2008 và những dư âm của nó cho đến bây giờ đã cho thấy một bài học sâu sắc. Vì thế, NHNN cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự vân động của tiền tệ, trước khi vận hành phải quan sát kĩ diễn biến, dự kiến được những phản ứng có thể của thị trường cũng như cách thức vận hành mỗi cụ và luôn tránh những giatr pháp có thể dồn ngân hàng vào những tình huống nguy hiểm.

3.3.3. Đối với NHTMCP Bắc Á.

Thứ nhất, xây dựng hệ thống quản trị RRLS thống nhất trên toàn hệ thống.

NHTMCP Bắc Á là một hệ thống đang dần lơn mạnh gồm nhiều chi nhánh trực thuộc, trong đó mỗi chi nhánh có đặc điểm chức năng nhiệm vụ riêng, các chi nhánh rất khó để xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất cho riêng mình vì sự hạn chế về nguồn lực tài chính và công nghệ cũng như việc để đảm bảo việc quản trị tập trung và thống nhất cho toàn hệ thống. Tùy thuộc vào quy mô vốn cũng như tính chất hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh riêng biệt, NHTMCP Bắc Á nên quy định rủi ro lãi suất cho toàn hệ thống và phải đảm bảo rằng các vi phạm về giới hạn rủi ro trong từng chi nhánh cũng như toàn hệ thông phải được xử lí kịp thời.

Để quản trị rủi ro của toàn hệ thống đồi hỏi phải có một hiểu biết sâu sắc tất cả các hoạt động của ngân hàng cũng như như các chính sách tài chính của ngân hàng. Trước hết, ngân hàng nên cân nhắc tất cả những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá... Sau đó với chiến lược kinh doanh hiện thời, ngân hàng tiến hành xếp hạng rủi ro theo mức độ tác động và khả năng xảy ra. Sau khi rủi ro hệ thống đã được đánh giá đã được phân loại, ngân hàng cần có quyết định với những trường hợp cụ thể với những chiến lược kiểm soát nhằm hạn chế hoặc phòng tránh

72

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

rủi ro này. Để làm được điều này, đòi hỏi tất cả cán bộ trong ngân hàng đều phải có kiến thức, kĩ năng và thông tin cần thiết. Đồng thời phải ủy quyền, phân cấp và vận hành và quản lý hệ thống rủi ro. Chính vì vậy, thông tin cũng cần thông suốt giữa các bộ phận, các hệ thống quản trị rủi ro.

- Tổ chức và cơ cấu lại bộ phận quản lý rủi ro trong ngân hàng.

Trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro của NHTMCP Bắc Á hoạt động với tư cách độc lập chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Tuy nhiên, trung tâm này mới chỉ dừng lại ở biện pháp xử lí khi rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh mà chưa có giải pháp mang tính dự báo, phòng ngừa cụ thể.

- Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo hướng rủi ro

Để hạn chế rủi ro hoạt động giám sát và kiểm tra nội bộ là điều không thể thiếu. Chỉ trên cơ sở tăng cường kiểm tra thì việc quản trị rủi ro tại ngân hàng mới thu được những hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động kiểm soát của ngân hàng phải định hướng vào rủi ro để có thể phát hiện ngăn ngừa sớm rủi ro.

Thứ hai, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất.

Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh như hoán đổi lãi suất, quyền chọn. Để có thể sớm triển khai thêm một số nghiệp vụ phái sinh khác, ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện, từ đó có thêm những biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong bối cảnh lãi suất thị trường còn nhiều biến động như hiện nay.

Trước hết, ngân hàng cần chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn sử dụng thông thạo các nghiệp vụ phái sinh cần có những nhân viên am hiểu về nó.

Với các nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất và trái phiếu,.. .là những nghiệp vụ mới, ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện về công nghệ, con người, đối tác, tiềm năng tài chính để có thể thực hiện trong tương lai gần nhất, giúp ngân hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn về các công cụ phòng ngừa RRLS trong hoạt động kinh doanh.

73

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thực trạng rủi ro lãi suất, và đua ra những uu, nhuợc điểm trong công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á ở chuơng 2, chuơng 3 của khóa luận đã đua ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Đồng thời em cũng đua ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và NHTMCP Bắc Á. Với một số giải pháp và kiến nghị nêu trên, em hy vọng có thể góp phần khắc phục những hạn chế trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á.

74

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

KẾT LUẬN

Đề tài “Giảipháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tai Ngân hàng TMCP Bắc Á” đã giải quyết những vấn đề sau :

Thứ nhất, nêu rõ cơ sở lý luận về lãi suất và rủi ro lãi suất tại các NHTM, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất cùng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Thứ hai, nêu rõ thực trạng rủi ro lãi suất, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á. Từ đó nêu ra những mặt hạn chế và nguyên nhân

Thứ ba, từ thực trạng và nguyên nhân đã phân tích ở chuơng 2, tác giả đã đua ra ý kiến chủ quan của mình về một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng, đồng thời đua ra một số kiến nghị đối với Nhà nuớc, NHNN, cũng nhu NHTMCP Bắc Á.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhung do những hạn chế về trình độ và thời gian thực hiện, nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, cần đuợc phát triển và trao đổi thêm. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của Ths. Trần Mạnh Hà để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em cũng rất mong sự góp ý từ phía thầy cô, các anh chị và các bạn về đề tài này.

Phạm Hữu Nguyên NHTM D-K12

75

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính của NHTMCP Bắc Á từ năm 2010-2012. 2. David Cox. 2007. “ Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” NXB Chính trị quốc gia.

3. Frederic S.Mishkin. 2001. "Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính" NXB Khoa học và kỹ thuật.

4. GS.TS. Lê Văn Tư. 2005. "Quản trị Ngân hàng thương mại" NXB Tài chính. 5. Hà Nôi. 2013. Hội thảo quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô.

6. Học viện ngân hàng. 2005. Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng NXB Thông kê.

7. Ngân hàng nhà nước. 2010. Thông tư 13 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng.

8. PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến. 2002. "Rủi ro tài chính, thực tiễn và

phương pháp đánh giá" NXB Tài chính.

9. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến. 2005. Giáo trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ngân hàng - Học viện Ngân hàng (NXB Thống Kê).

10. Peter S.Rose. 2001. "Quản trị Ngân hàng thương mại" NXB Tài chính.

11. Ths. Trần Mạnh Hà. 3/2010. Tạp chí ngân hàng: Ứng dụng Value at risk trong việc cảnh báo và giám sát rủi ro thị trường đối với hệ thống NHTM Việt Nam.

12. TS. Đỗ Thị Kim Hảo. 2004. Tạp chí ngân hàng : Sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTM

13. TS. Kim Anh. 2007. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

14. TS. Lê Văn Tư. 2005. "Quản trị Ngân hàng thương mại" NXB Tài chính. 15. Các trang web :

Ngân hàng TMCP Bắc Á, www.baca-bank.vn

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn

Cổng thông tin ngân hàng, www.Laisuat.vn

CAFEF, cafef.vn

Tin nhanh Việt Nam, www.Vnexpress.net

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 85)